Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 9 sách Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9 Kết nối tri thức bao gồm các mẫu bài giảng môn GDTC lớp 9 sách Kết nối tri thức được để dưới dạng file word. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường. Để xem trọn bộ KHBD môn Địa lí 9 Kết nối tri thức, mời thầy cô tải về xem chi tiết.

Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 1

BÀI 1. DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ

Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.

– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: trao đổi, thảo luận với các bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Tự chủ và tự học: tự lực thực hiện được những nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà.

– Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học Địa lí: mô tả được đặc điểm phân bố của các dân tộc Việt Nam; phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.

+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng bảng số liệu để vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số nước ta.

3. Phẩm chất

– Đồng tình, ủng hộ các chính sách dân số của Nhà nước và địa phương.

– Tôn trọng, bảo tồn sự đa dạng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...

– Hình ảnh về các dân tộc Việt Nam, dân cư Việt Nam.

– Bảng số liệu cơ cấu tuổi, giới tính của dân số nước ta; bảng số liệu số dân, gia tăng dân số.

– Phiếu học tập.

– SGK Địa lí và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

2. Học sinh

SGK Địa lí và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– Gợi mở nội dung bài học mới.

– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS kẻ bảng KWL vào vở.

– Bước 2: HS tự viết những điều em đã biết về dân tộc, dân số Việt Nam vào ô K, những điều em muốn biết vào ô W.

– Bước 3: Một số HS trả lời.

– Bước 4: GV dẫn vào bài.

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam

a) Mục tiêu

Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1 trang 116 SGK thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm phân bố dân tộc của nước ta.

– Bước 2: HS đọc thông tin trong SGK và hiểu biết của bản thân, viết câu trả lời vào ô L trong bảng KWL.

– Bước 3: Một số HS trả lời. Các HS khác bổ sung.

– Bước 4: GV đánh giá câu trả lời của HS và chuẩn hoá kiến thức.

1. Dân tộc

– Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân.

– Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống trên toàn lãnh thổ.

– Các dân tộc ngày càng phân bố đan xen với nhau. Ví dụ: Tây Nguyên có 53 dân tộc cùng sinh sống.

– Người Việt Nam ở nước ngoài là 1 bộ phận của dân tộc Việt Nam.

2. Nội dung 2: Tìm hiểu một số vấn đề dân số nước ta

a) Mục tiêu

– Xác định được quy mô, gia tăng dân số nước ta qua các bảng số liệu.

– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117, 118 SGK, hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên: .................................... Lớp: .........................

Yêu cầu: HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117, 118 SGK, trả lời câu hỏi sau:

1. Nhận xét quy mô dân số và gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1989 – 2021:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Cơ cấu dân số theo tuổi và giới nước ta thay đổi theo xu hướng nào?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

– Bước 2: HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập.

– Bước 3: HS trao đổi bài, nhận xét, góp ý cho nhau.

– Bước 4: GV đưa ra đáp án, đánh giá, chuẩn hoá kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ tên HS: ..................................................... Lớp: ........................

Yêu cầu: HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117, 118 SGK, trả lời câu hỏi sau:

1. Nhận xét quy mô dân số và gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1989 – 2021:

– Quy mô dân số đông, tăng nhanh.

– Tỉ lệ gia tăng dân số khá thấp và có xu hướng giảm.

2. Cơ cấu dân số theo tuổi và giới nước ta thay đổi theo xu hướng nào?

– Cơ cấu theo tuổi có xu hướng già hoá.

– Cơ cấu dân số theo giới tính khá cân bằng.

3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ theo yêu cầu bài luyện tập. GV có thể hướng dẫn nếu kĩ năng của HS chưa tốt.

– Bước 2: HS làm việc cá nhân, vẽ biểu đồ vào vở.

– Bước 3: GV đưa ra biểu đồ đáp án. HS cùng bàn trao đổi bài, chấm bài cho nhau theo đáp án GV đã cho.

– Bước 4: GV nhận xét quá trình làm việc của HS.

4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

Vận dụng kiến thức đã học để trình bày một nội dung về dân tộc, dân số mà em quan tâm.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà. Gợi ý nội dung: già hoá dân số, cơ cấu theo giới, phân bố dân tộc.

– Bước 2: HS thu thập thông tin, tự thực hiện

– Bước 3: HS nộp trên trang Padlet hoặc nhóm lớp.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý cho HS vào buổi học sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm