Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Kết nối tri thức bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 9 - KNTT

Câu 1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là:

A. Môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện xuyên suốt từ cấp Tiểu học (TH) đến cấp Trung học phổ thông (THPT) với thời lượng là 105 tiết/ lớp/ năm học.

B. Hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện xuyên suốt từ cấp TH đến cấp THPT với thời lượng là 105 tiết/ lớp/ năm học. Dấu tích

C. Vừa là môn học, vừa là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện xuyên suốt từ cấp TH đến cấp THPT với thời lượng là 105 tiết/ lớp/ năm học.

D. A và C.

Câu 2. Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm là gì?

A. Được tổ chức theo phương thức trải nghiệm, quan tâm khai thác cảm xúc tích cực của HS.

B. Chú trọng khai thác kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS và tổ chức cho HS kiến tạo kiến thức, kinh nghiệm mới từ những kiến thức, kinh nghiệm đã có.

C. Học sinh được học qua thực hành và vận dụng kiến thức, kinh nghiệm mới để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

D. Cả A, B và C.Dấu tích

Câu 3. Cấu trúc SGK và cấu trúc các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có đặc điểm nào sau đây?

A. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 thể hiện 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề/ 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 được thiết kế theo mô hình lí thuyết học qua trải nghiệm, vận dụng vào hoạt động giáo dục và theo hướng đồng tâm, mở rộng từ lớp 6 đến lớp 9.Dấu tích

B. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 thể hiện 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến việc thực hiện mục tiêu của chủ đề.

C. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 có cấu trúc giống như SGK các môn học lớp 9.

D. B và C.

Câu 4. Sử dụng SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống như thế nào cho hiệu quả?

A. Bám sát mục tiêu của chủ đề. Thực hiện đầy đủ và đúng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động thể hiện trong SGK, không được thay đổi.

B. Bám sát mục tiêu của chủ đề. Trong quá trình tổ chức các hoạt động, chỉ cần thực hiện đúng các nội dung trong SGK, còn phương pháp, hình thức tổ chức có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

C. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động thể hiện trong SGK mang tính mở, linh hoạt. Các trường, GV có quyền điều chỉnh, thay thế, bổ sung nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với khả năng của GV, HS và điều kiện thực tế, đồng thời đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chủ đề.Dấu tích

D. A và B.

Câu 5. Nên sử dụng những phương pháp nào để tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 hấp dẫn và hiệu quả?

A. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp sắm vai, phương pháp dự án.

B. Phương pháp trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp đố vui, phương pháp diễn tiểu phẩm.

C. Phương pháp dự án, phương pháp lập kế hoạch.

D. Kết hợp sử dụng các phương pháp đã nêu ở A, B và C. Tuỳ mục tiêu, nội dung hoạt động, GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm nhiều nhất và tham gia các hoạt động tích cực nhất.Dấu tích

Câu 6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 được thực hiện như thế nào?

A. Đánh giá bằng nhận xét. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt. Đánh giá định kì bằng bài kiểm tra viết, làm sản phẩm thực hành hoặc thực hiện dự án học tập. Đề kiểm tra viết không phải làm đặc tả, ma trận đề.

B. Mỗi học kì HS có 4 lần kiểm tra đánh giá, bao gồm: chọn 2 lần KTĐG thường xuyên, 1 lần KTĐG giữa kì và 1 lần KTĐG cuối kì.

C. Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh giá phù hợp với đặc thù của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm đảm bảo các yêu cầu về đánh giá năng lực, phẩm chất, đảm bảo tính khách quan, tính công bằng trong đánh giá và không tạo áp lực học tập cho HS.

D. Cả A, B và C.Dấu tích

Câu 7. Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 của GV cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?

A. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng, vai trò, nhiệm vụ của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

B. Vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng, vai trò, nhiệm vụ của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, vừa phải đảm bảo đúng theo cấu trúc kế hoạch bài dạy trong phụ lục 1 - CV 5512.Dấu tích

C. Phân định rõ hoạt động của GV và hoạt động của HS trong kế hoạch bài dạy

D. Lập kế hoạch bài dạy cho từng tiết trong chủ đề. Mỗi kế hoạch bài dạy chỉ thực hiện trong 1 tiết.

Câu 8. Kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt dưới cờ (Hoạt động định hướng) và Sinh hoạt lớp (Phản hồi kết quả vận dụng) có phải thể hiện đủ 4 bước: Khởi động, Khám phá - Kết nối, Thực hành/ Luyện tập, Vận dụng không?

A. Kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp không phải thể hiện đủ 4 bước như kế hoạch bài dạy của Hoạt động giáo dục theo chủ đề.Dấu tích

B. Kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt dưới cờ phải thiết kế và thể hiện đầy đủ 4 bước giống như kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục theo chủ đề, còn kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt lớp thì không phải thể hiện đủ 4 bước, chỉ tập trung thiết kế hoạt động cho HS phản hồi kết quả thực hiện hoạt động vận dụng

C. Kế hoạch bài dạy của 3 loại hình hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp phải cấu trúc giống nhau, thể hiện đủ 4 bước: Khởi động - Khám phá, Kết nối - Thực hành - Vận dụng

D. Cả B và C.

Câu 9. Nhà trường nên phân công tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cho GV nào để đạt hiệu quả tối ưu?

A. GV môn Giáo dục công dân và GV môn Công nghệ vì môn Giáo dục công dân và môn Công nghệ có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

B. TPT, BGH và GV chủ nhiệm lớp trực tuần phụ trách các tiết Hoạt động định hướng/ Sinh hoạt dưới cờ, GV chủ nhiệm phụ trách Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Phản hồi kết quả vận dụng/ Sinh hoạt lớp.

C. Phân công GV đảm bảo sự phù hợp giữa năng lực chuyên môn của GV với nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đảm nhiệm; ưu tiên phân công GV phụ trách theo từng chủ đề để thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn và đánh giá HS trong quá trình trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.Dấu tích

D. Phân công GV chưa đủ giờ dạy tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 để đảm bảo đủ số giờ dạy theo quy định.

Câu 10. Trong video tiết dạy minh hoạ, GV đã sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nào?

A. Phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp lập kế hoạch, phương pháp luyện tập, phương pháp thiết kế và giới thiệu sản phẩm. Các phương pháp trên được thực hiện qua 2 hình thức chủ yếu là học trên lớp và học tại hiện trường (trải nghiệm thực tế).Dấu tích

B. Phương pháp trực quan bằng phim ảnh, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp sắm vai được thực hiện qua hình thức học trên lớp.

C. Phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp học theo dự án được thực hiện qua hình thức học trên lớp.

D. Phương pháp vấn đáp, phương pháp thuyết trình, phương pháp thực hành được thực hiện qua hình thức học trên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm