Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 9 Cánh diều

Đáp án tập huấn SGK Tin học 9 Cánh diều

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tin học lớp 9 Cánh diều bao gồm 15 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Đáp án tập huấn môn Tin học 9 Cánh diều

Câu 1: Khi nói về mục tiêu của sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là sai?

A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Tin học lớp 9 năm 2018.

B. Là tài liệu chính có tính pháp lí để thực hiện Chương trình môn Tin học lớp 9.Dấu tích

C. Là tài liệu chính giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn Tin học lớp 9 năm 2018.

D. Là tài liệu chính giúp giáo viên định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Câu 2: Khi nói về sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều) thể hiện những điểm mới tiên tiến trong Chương trình Tin học 2018, câu nào dưới đây là đúng?

A. Đưa rất nhiều hình ảnh.

B. Cung cấp thật nhiều kiến thức.

C. Hướng dẫn chi tiết về sử dụng phần mềm thông dụng.

D. Tạo cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế.Dấu tích

Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng về điều cần thực hiện khi dạy Tin học ở lớp 9?

A. Khuyến khích học sinh học cả hai chuyên đề tuỳ chọn.

B. So với các lớp dưới, dành nhiều thời gian hơn cho đánh giá định kì.

C. So với các lớp dưới, tạo điều kiện để học sinh chủ động, sáng tạo và hợp tác nhiều hơn trong học tập.Dấu tích

D. Yêu cầu học sinh làm các bài tập nhằm ôn tập toàn bộ kiến thức của môn Tin học ở cấp trung học cơ sở.

Câu 4: Khi nói về phát triển tư duy máy tính cho học sinh trong sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là đúng?

A. Phát triển hơn cho học sinh tư duy trừu tượng hoá.Dấu tích

B. Sử dụng nhiều ví dụ phù hợp lứa tuổi của học sinh.

C. Yêu cầu học sinh sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến.

D. Tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu sở thích đối với việc dùng phần mềm để tạo sản phẩm đa phương tiện.

Câu 5: Khi nói về những chủ đề có nhiều điểm mới trong sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là đúng ?

A. Chủ đề C ở lớp 9 không kế thừa nội dung của Chủ đề C ở lớp 8.

B. Chủ đề D yêu cầu học sinh thuộc một số điểm trong luật Tin học thông tin.

C. Ở Chủ đề E1 học sinh thực hành để nhận thấy rằng sử dụng phần mềm mô phỏng có thể giúp thu nhận được thêm kiến thức.Dấu tích

D. Chủ đề tuỳ chọn E4 yêu cầu học sinh có kĩ năng thành thạo và tạo được những sản phẩm video đẹp, hoàn hảo.

Câu 6: Khi giúp học sinh nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực, câu nào dưới đây là sai?

A. Chỉ có CPU nằm trong máy tính PC là bộ xử lí thông tin.Dấu tích

B. Cần lấy ví dụ nhiều lĩnh vực có sử dụng các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin.

C. Cần lấy ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở nhiều nơi như trong gia đình, ở trường học, cửa hàng, bệnh viện, nhà máy,…

D. Giúp học sinh nhận thấy có những thiết bị thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài vào và hoạt động phù hợp với thông tin nhận được.

Câu 7: Khi nói về cách trong sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều) giúp học sinh giải thích được các đặc điểm quan trọng làm nên chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề, câu nào dưới đây là đúng?

A. Trình bày một dự án học tập.

B. Sử dụng các hình ảnh trực quan.

C. Nêu một số ví dụ đi kèm và phân tích ví dụ.Dấu tích

D. Nêu định nghĩa chính xác về tính chính xác, tính mới, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin.

Câu 8: Câu nào dưới đây là sai khi giáo dục học sinh tôn trọng pháp luật trong sử dụng Tin học kĩ thuật số?

A. Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các điều luật về sử dụng Internet.Dấu tích

B. Không nên dành thời gian giải thích định nghĩa về Tin học kĩ thuật số.

C. Khuyến khích học sinh nêu ví dụ về tình huống vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học kĩ thuật số.

D. Nên tổ chức thảo luận về một vài tình huống cụ thể để tìm biết điểm nào của luật hay nghị định (đã được trích dẫn trong sách giáo khoa) bị vi phạm trong tình huống đó.

Câu 9: Câu nào dưới đây là sai đối với Chủ đề E3 (Phần mềm bảng tính điện tử nâng cao)?

A. Nội dung của chủ đề kế thừa nội dung phần mềm bảng tính ở lớp 7, lớp 8.

B. Để giúp học sinh làm dự án, sách giáo khoa có ví dụ minh hoạ việc thực hiện dự án học tập.

C. Có một số bài học bổ trợ và bài thực hành tổng hợp trước khi thực hiện dự án học tập.

D. Bắt buộc mỗi học sinh phải thực hiện cả hai dự án học tập: dự án về quản lí tài chính và dự án về địa lí dân cư.Dấu tích

Câu 10: Yêu cầu nào dưới đây với học sinh là vượt quá yêu cầu cần đạt trong chương trình khi dạy Chủ đề E4 (Làm quen với phần mềm làm video)?

A. Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm làm video.

B. Có kĩ năng thành thạo và tạo ra được sản phẩm video hoàn hảo.Dấu tích

C. Sử dụng được các chức năng cơ bản của một phần mềm làm video.

D. Nêu được ví dụ một vài sản phẩm video có thể làm được bằng phần mềm làm video để đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, trường học.

Câu 11: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về Chủ đề E2 (Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác) ở sách giáo khoa Tin học 9 (bộ sách Cánh Diều)?

A. Đây là chủ đề tuỳ chọn.

B. Chủ đề này không có bài thực hành.

C. Nội dung kế thừa kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm ở các lớp dưới.Dấu tích

D. Thông qua dạy học phần mềm sơ đồ tư duy và phần mềm trình chiếu để học sinh so sánh hai phần mềm này.

Câu 12: Câu nào dưới đây là sai khi nói về phương pháp dạy học Chủ đề E (Tin học ứng dụng)?

A. Giáo viên đọc sách giáo khoa, học sinh lắng nghe và ghi chép.Dấu tích

B. Xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành trong một bài học.

C. Coi trọng phương pháp dạy học trực quan và dạy học thực hành tạo sản phẩm.

D. Tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh khám phá phần mềm, bồi dưỡng khả năng tự học.

Câu 13: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về Chủ đề F (Giải bài toán bằng máy tính) ở lớp 9?

A. Giúp học sinh trở nên thành thạo trong lập trình.

B. Không cần giải thích thuật ngữ “bài toán tin học”.

C. Không kế thừa nội dung thuật toán ở các lớp dưới.

D. Cần phải khai thác các trải nghiệm đã có của học sinh về lập trình.Dấu tích

Câu 14: Câu nào dưới đây là đúng khi dạy học chủ đề “Tin học và định hướng nghề nghiệp” ở lớp 9?

A. Cần yêu cầu học sinh lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học.

B. Yêu cầu học sinh phải hiểu sâu về một số ngành nghề đã được sách giáo khoa giới thiệu.

C. Nội dung hướng nghiệp bắt đầu ở lớp 10, chủ đề này không liên quan đến hướng nghiệp.

D. Cần khai thác hiểu biết của học sinh, khuyến khích các em tìm hiểu và bộc lộ suy nghĩ của bản thân.Dấu tích

Câu 15: Câu nào dưới đây là sai khi dạy học chủ đề “Tin học và định hướng nghề nghiệp” ở lớp 9?

A. Cần giúp học sinh chủ động, tự tin tìm thông tin liên quan đến sở thích về nghề nghiệp của mình.

B. Học sinh không cần giải thích lí do thích hay không thích làm việc trong mỗi nhóm nghề sách giáo khoa giới thiệu.Dấu tích

C. Một trong những mục tiêu là chuẩn bị cho học sinh lựa chọn định hướng phù hợp nếu chọn học môn Tin học ở lớp 10.

D. Cần học sinh nhận biết được đặc trưng cơ bản của một nhóm nghề thuộc định hướng Tin học ứng dụng và đặc trưng cơ bản của một nhóm nghề thuộc định hướng Khoa học máy tính.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

Gợi ý cho bạn

Xem thêm

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm