Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ thuật lớp 9 Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ thuật lớp 9 bản 1 và bản 2 bộ sách Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Đáp án tập huấn Mĩ thuật 9 - Bản 1

Câu 1. SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 được biên soạn theo quan điểm nào?

A. Kế thừa, phát triển tư tưởng của bộ sách Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS.
B. Theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục 2018 môn mĩ thuật dành cho lớp 9; tiếp nối theo cấu trúc và mạch nội dung của SGK Mĩ thuật 6, 7, 8 – CTST – Bản 1.
C. Tạo cơ hội cho học sinh được bình đẳng, dân chủ trong tiếp cận tri thức, phát triển năng lực, phẩm chất và tự do trong sáng tạo mĩ thuật.
D. Tất cả các nội dung trên.Dấu tích

Câu 2: Nội dung của sách giáo khoa Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 chú trọng những yêu cầu cần đạt gì?

A. Dựa vào mục tiêu của Chương trình và định hướng nội dung của các chủ đề, bài học để nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong bài.Dấu tích
B. Tuỳ nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình mà nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong bài.
C. Có thể thay đổi hình thức mĩ thuật nếu không chuẩn bị được vật liệu như yêu cầu cần đạt của bài học về yếu tố, nguyên lí mĩ thuật.
D. Các bài học đều đề cập đến các nội dung giáo dục và tích hợp với các môn học có liên quan đến mĩ thuật.

Câu 3: SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có các hoạt động chủ yếu nào?

A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Quan sát – Nhận thức; Kiến tạo kiến thức – kĩ năng; Luyện tập – sáng tạo; Phân tích – đánh giá; Vận dụng – phát triển.Dấu tích
C. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo – ứng dụng, Phân tích – Đánh giá.

Câu 4: Những điểm nổi bật của SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 là gì?

A. Các yêu cầu hoạt động mĩ thuật cụ thể, rõ ràng, tường minh, tạo thuận lợi cho GV và HS thực hiện nhiệm vụ dạy – học, đặc biệt HS có thể dễ dàng tự học.
B. Hình thức hoạt động mĩ thuật của các bài học đa dạng, linh hoạt, luôn kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho HS.
C. Đáp ứng mọi điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng GV, HS trên cả nước. Mỗi bài học được thực hiện với các vật liệu sẵn có, dễ tìm, đa dạng,… ở địa phương.
D. Tất cả các nội dung trên.Dấu tích

Câu 5: Dạng bài học trong SGK Mĩ thuật 9 – CTST– Bản 1 là các dạng bài nào?

A. Mĩ thuật tạo hình kết hợp Mĩ thuật ứng dụng.
B. Hội hoạ, Đồ hoạ (tranh in), Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuậtDấu tích
C. Tích hợp lí luận và lịch sử Mĩ thuật ở tất cả các bài.
D. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế, Lịch sử mĩ thuật.

Câu 6: Sách giáo viên Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có thể sử dụng như thế nào?

A. Thay thế giáo án khi giáo viên lên lớp.
B. Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học hoàn toàn dựa trên từng bài trong sách giáo viên.
C. Có thể gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế.Dấu tích
D. Giáo viên sử dụng các câu hỏi trong sách giáo viên để hỏi mọi học sinh trong lớp.

Câu 7: Khi xem bài dạy minh hoạ cần phân tích các vấn đề gì?

A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên, sự tham gia của học sinh.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên, cách đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
C. Xác định tiến trình các hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ HS và đánh giá của giáo viên; sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập và kết quả.Dấu tích
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên.

Câu 8: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên cần làm rõ các vấn đề nào?

A. Cách giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động mà giáo viên đã sử dụng.
B. Cách giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, cách động viên, khích lệ và khả năng bao quát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.Dấu tích
C. Cách giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
D. Cách giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện và động viên học sinh.

Câu 9. SGV Mĩ thuật 9 – CTST Bản 1 thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT– BGDĐT như thế nào?

A. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58/2011/TT–BGDĐT
B. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 26/2020/TT–BGDĐT
C. Đạt và chưa đạt theo Thông tư 22/2021/TT–BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 9 để thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì quá trình học tập của học sinh theo Thông tư 22/2021/ TT– BGDĐT.Dấu tích

Câu 10. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là gì?

A. Tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho học sinh.
B. Hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động học tập
C. Định hướng, dẫn dắt, cùng tham gia, xử lí tình huống sư phạm linh hoạt, phù hợp.
D. Tất cả các vai trò trên.Dấu tích

Đáp án tập huấn Mĩ thuật 9 - Bản 2

Câu 1: Nghệ thuật Tối giản là gì?

A. Là phong cách nghệ thuật nhằm thay đổi nhận thức về không gian.
B. Là phong cách nghệ thuật xoá bỏ bỏ ranh giới giữa hội hoạ và điêu khắc.
C. Là phong cách hội hoạ sử dụng những gam màu nổi bật, xóa bỏ ranh giới giữa nghệ thuật và văn hoá.
D. Là phong cách thể hiện tác phẩm hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.Dấu tích

Câu 2: Trong 1 hoạt động dạy học giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?

A. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp.
B. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp.
C. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động.
D. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.Dấu tích

Câu 3: Mô phỏng là gì?

A. Là hình thức vẽ lại giống y bài mẫu.
B. Là hình thức phỏng theo hình mẫu để tạo ra một sản phẩm.Dấu tích
C. Là bắt chước hình mẫu để tạo ra một vật hoặc một sản phẩm.
D. Là làm theo yêu cầu của giáo viên.

Câu 4: Nghệ thuật gốm được chia thành mấy nhóm chính?

A. Chia thành 2 nhóm: đồ sành, đồ sứ
B. Chia thành 4 nhóm: đất, sơn mài, sành, sứ
C. Chia thành 4 nhóm: đồ sành, đồ sứ, đồ gỗ, đồ đá
D. Chia thành 3 nhóm: đồ đất nung, đồ sành, đồ sứDấu tích

Câu 5: Những phương thức nào thường được sử dụng trong thiết kế truyền thông y tế?

A. Bản tin, Quảng cáo
B. Bản tin, Poster, Tranh cổ động, Tờ rơi, Tờ gấp,…Dấu tích
C. Báo chí, Truyền hình
D. Trang web, Blog

Câu 6: Chủ đề, bài học trong SGK Mĩ thuật 9 - bộ CTST - bản 2 gồm các thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình, Thủ công, Lí luận và Lịch sử mĩ thuật
B. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Lí luận và Lịch sử mĩ thuật
C. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế mĩ thuật ứng dụng
D. Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng, Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuậtDấu tích

Câu 7: Trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới ra đời vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Giữa thế kỉ XX.Dấu tích

Câu 8: Năng lực đặc thù của môn mĩ thuật bao gồm:

A. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ, Vận dụng và sáng tạo
B. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩDấu tích
C. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ, Trưng bày sản phẩm mĩ thuật
D. Quan sát nhận xét, Thực hành sáng tạo, Phân tích đánh giá

Câu 9: Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 9 - bộ CTST - bản 2 gồm những ngành nghề nào?

A. Đồ hoạ, Hội hoạ, Điêu khắc
B. Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp
C. Thời trang, Kiến trúc, Sân khấu, điện ảnh
D. Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúcDấu tích

Câu 10: Rối nước (Bài 12) thuộc thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thủ công.
D. Kết hợp giữa mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.Dấu tích

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm