Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều cả năm

Giáo án Ngữ văn 9 sách Cánh diều

Giáo án môn Ngữ văn 9 Cánh diều cả năm bao gồm các mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều đầy đủ từ bài 1 đến bài 10. Tài liệu dưới dạng file word giúp thầy cô dễ dàng chỉnh sửa và lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường. Để xem toàn bộ giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều, mời thầy cô tải về xem chi tiết. 

BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

Thời lượng thực hiện: 12 tiết

------------------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS biết được đặc điểm hình thức và nội dung của thể thơ song thất lục bát.

- HS hiểu về chữ viết tiếng Việt (chữ Nôm, chữ Quốc ngữ), yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

- Vận dụng viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến.

2. Năng lực

Năng lực chung: (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

- Biết lắng nghe, phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho.

3, Năng lực chuyên biệt:

- Xác định và phân tích được một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát như: Số dòng, số chữ, vần và nhịp trong một khổ thơ. Thấy được sự khác biệt giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát. Vận dụng được hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về chữ viết tiếng Việt (Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ) để vận dụng vào thực tế. Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn.

- Viết được bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ.

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như: lập luận thiếu loogic, bằng chứng chưa đủ hoặc không liên quan đến luận điểm.

3. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; trân trọng tình bạn, khát vọng hạnh phúc và tình cảm gia đình.

III. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học. - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, sơ đồ tư duy.

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học sinh: - Soạn bài. - Thực hiện nhiệm vụ mà GV giao cho.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Tuần: Tiết: 5,6,7

Ngày soạn: …../....../2024

Ngày dạy: …../....../2024

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

a. Mục tiêu:Sau khi đọc hiểu văn bản xong HS:

- Nhận biết được thể loại của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Xác định và phân tích được các đặc điểm của văn bản: Vần, nhịp, niêm, luật…

- Xác định và phân tích được bố cục của văn bản.

- Nhận diện và phân tích được nội dung bao quát của văn bản

- Nhận diện và phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

- Viết bài văn phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

b. Nội dung:GV sử dụng PPDH dạy học đàm thoại gợi mở, hợp tác, kĩ thuật dạy học chia nhóm, động não, hướng dẫn HS hoàn thành các nhiệm cụ học tập.

c. Sản phẩm:HS nắm được đặc trưng thể loại và đọc hiểu được văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẨU (5’)

- GV tổ chức cho HS xem video: “Lí Thường Kiệt và trận chiến trên sông Như nguyệt”:

(1) Video trên nhắc đến nhân vật và sự kiện lịch sử nào?

(2) Bài thơ vang lên ở cuối đoạn video là bài thơ nào?

- HS tiếp thu

- GV yêu cầu HS hoạt động trong 5 phút

- HS hoạt động cá nhân:

(1) Quan sát video tập trung

(2) Suy nghĩ trả lời câu pháp vấn (1) và (2)

- GV tổ chức cho HS báo cáo

- HS báo cáo sản phẩm

* Dự kiến sản phẩm:

+ Đoạn video trên nhắc về Lí Thường Kiệt và trận chiến trên sông Như Nguyệt.

+ Cuối đoạn video bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”

- GV và HS nhận xét báo cáo

- GV chốt kiến thức/ bổ sung và dẫn dắt vào bài: Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Văn bản “Sông núi nước Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25’)

ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* HDHS tìm hiểu kiến thức phần kiến thức Ngữ văn

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:

(1) Xem lại phần kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học ở học kì II lớp 8.

(2) Nêu khái niệm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

(3) Nhắc lại những đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

(4) Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn tứ tuyệt?

- HS tiếp nhận

- GV tổ chức cho HS làm việc trong thời gian 10 phút

- HS hoạt động nhóm:

(1) Đọc phẩn Kiến thức ngữ văn về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở SGK Ngữ văn 8, tập 2, bộ Cánh diều.

(2) Nhắc lại khái niệm thể thơ.

(3) Nêu những đặc trưng của thơ song thất lục bát.

(4) Trình bày phương pháp đọc hiểu văn bản.

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

1. Kiến thức ngữ văn

a. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

* Khái niệm

- Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ nổi tiếng thời nhà Đường (TQ). Một bài thơ thường gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng được cấu tạo bởi 7 tiếng.

* Đặc trưng thể loại

- Số dòng: 4 dòng/ bài

- Số tiếng: 7 tiếng/ dòng

- Bố cục:

+ Khai/ khởi: Gợi mở ý thơ.

+ Thừa: Tiếp nối ý ở câu đầu để làm trọn vẹn ý thơ.

+ Chuyển: Chuyển ý thơ từ phản ánh sự vật, hiện tượng sang gợi mở về bản chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng.

+ Hợp: Cùng cây chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm tác giả.

- Niêm (dính): câu 1-4, 2-3 có kết dính với nhau.

- Luật: Tuân thủ lật Bằng – Trắc, chữ thứ 2 mang thanh nào thì bài thơ mang luật đó.

- Vần (thơ Đường ít dùng vần Trắc): chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4 vần với nhau.

- Nhịp: thường ngắt nhịp chẵn trước lẻ sau (4/3; 2/2/3)

- Đối: câu, từ, âm…

=> GV bổ sung: Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ. Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng " thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: " thất ngôn tứ tuyệt " (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), " ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), " ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.

=> GV chuyển ý: Thông qua hoạt động trên, các em đã nắm được khái niệm và đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bước sang hoạt động tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chung về văn bản…

* HDHS tìm hiểu chung về văn bản

- GV yêu cầu HS nhóm cặp đôi hoàn thành PHT sau:

(1) Đọc văn bản đúng theo hướng dẫn.

(2) Theo em tác giả của văn bản là ai?

(3) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích của bài thơ là gì?

(4) Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản?

(5) Xác định bố cục và nội dung chính của từng đoạn?

- HS tiếp nhận

- GV cho HS làm việc trong thời gian 10 phút:

(1) Hướng dẫn HS đọc văn bản đúng cách.

(2) Đọc mẫu văn bản.

(3) Quan sát, giúp đỡ nếu HS cần khi hoạt động nhóm cặp đôi.

- HS hoạt động nhóm cặp đôi:

(1) Đọc văn bản đúng theo hướng dẫn.

(2) Hoàn thành yêu cầu của PHT.

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

2. Tìm hiểu chung văn bản

* Đọc, chú thích

a. Tác giả

- Chưa rõ

- Tương truyền là của Lí Thường Kiệt

b. Văn bản

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1077), đọc ở miếu thần trên phòng tuyến Như Nguyệt (nam sông Cầu).

* Mục đích:

- Động viên, khích lệ tinh thần tướng sĩ

- Làm quân địch hoang mang, khiếp sợ.

- Được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta.

* Thể loại và phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

* Bố cục: 2 phần

- Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

- Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

=> GV bổ sung: Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

=> GV chuyển ý: Thông qua hoạt động trên, ta đã cơ bản thấy được hoàn cảnh và mục đích bài thơ ra đời. Vậy những đặc điểm nào trong bài thơ “Nam quốc Sơn Hà” mang đặc trưng của thể thơ song thất lục bát. Ta cùng bước sang hoạt động tiếp theo…

  1. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

* HDHS tìm hiểu một số đặc trưng của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT sau:

(1) Văn bản thuộc thể thơ nào?

(2) Dấu hiệu nhận biết nào cho em biết thể thơ đó?

(3) Chỉ ra biểu hiện niêm, vần, đối, nhịp của bài thơ?

(4) Nhận xét về đặc điểm thi luật của bài thơ?

(5) “Sông núi nước Nam” được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vì đã khẳng định những điều gì?

- HS tiếp nhận

- GV tổ chức cho HS làm việc trong thời gian 7 phút

- HS hoạt động nhóm

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

1. Một số đặc trưng của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Số câu: 4

+ Số chữ trong 1 câu: 7

- Niêm: chữ thứ 2 trong câu một là “bằng” niêm với chữ thứ 2 của câu 4 cũng là “bằng”, chữ thứ 2 của câu 2 là “trắc” niêm với chữ thứ 2 của câu 3 cũng là “trắc”.

- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1,2 và 4 (cư- thư- hư).

- Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

- Nhịp: 4/3

=> Bài thơ tuân thủ quy định về niêm, vần, đối, nhịp của một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt luật bằng vần bằng theo luật Đường.

=> “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

=> GV bổ sung, chuyển ý:

Nam quốc sơn hà / Nam đế cư,

B T B B B T B

Tiết nhiên định phận / tại thiên thư

T B T T T B B

Như hà nghịch lỗ / lai xâm phạm,

B B T T B B T

Nhữ đẳng hành kha / thủ bại hư.

T T B B T T B

Từ những đặc điểm trên bài thơ mang đầy đủ đặc trưng của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Hơn thế nữa, văn bản này còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó. Vậy những khẳng định đó được thể hiện như thế nào? Ta cùng bước sang hoạt động tiếp theo…

* HDHS tìm hiểu lời khẳng định độc lập dân tộc

- GV yêu cầu HS đọc 2 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi sau:

(1) Trong 2 dòng đầu muốn khẳng định điều gì?

(2) Em hiểu nghĩa của các từ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” là gì? Các từ trên đóng vai trò như thế nào trong 2 dòng thơ đầu?

(3) Trong phần dịch thơ dịch “vua Nam ở” sẽ khiến cho ý thơ thay đổi ra sao? Việc sử dụng chữ “đế” có tác dụng gì?

(3) Căn cứ vào đâu tác giả khẳng định cương vực lãnh thổ nước ta? Tại sao?

(4) Từ 2 dòng thơ đầu, em có nhận xét gì về tác giả bài thơ?

- HS tiếp nhận

- GV tổ chức cho HS làm việc trong thời gian 10 phút

- HS hoạt động

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm nhóm.

- HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- GV nhận xét, đánh giá

2. Cơ sở khẳng định độc lập chủ quyền

a. Khẳng định nền độc lập dân tộc

* Có chủ quyền riêng

- “Nam quốc”: nước Nam

- “sơn hà”: sông núi

- “Nam đế cư” – “vua nước Nam”

+ “vua”: có nhiều, phụ thuộc và đế, quyền lực xếp sau đế.

+ “đế”: duy nhất, chỉ có 1, toàn quyền, có quyền lực cao nhất.

=> Khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam sánh ngang hàng với Bắc đế.

=> Độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế

* Có cương vực lãnh thổ riêng

- “tiết nhiên”: Điều tất nhiên, dĩ nhiên, sẵn có…

- “định phận”: địa phận, lãnh thổ đã được phân định rõ ràng

- “thiên thư”: sách trời

=> Ghi nhận cương vực, lãnh thổ của nước Nam đã được trời đát phân định rõ ràng.

=> Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cở sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền của nước Nam.

.........................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Ngữ văn lớp 9

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng