Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử Địa lí 9 Cánh diều

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử và Địa lí lớp 9 Cánh diều bao gồm 15 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

1. Đáp án tập huấn phân môn Lịch sử 9 Cánh diều

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu chủ yếu của phân môn Lịch sử 9, Chương trình 2018?

A. Hình thành và phát triển năng lực chung cho HS.

B. Hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho HS.

C. Bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS.

D. Phát triển kĩ năng ghi nhớ sự kiện lịch sử cho HS.Dấu tích

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là thành phần của năng lực môn Lịch sử, Chương trình 2018?

A. Tìm hiểu lịch sử.

B. Học thuộc kiến thức lịch sử.Dấu tích

C. Nhận thức và tư duy lịch sử.

D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Câu 3: Cấu trúc của từng bài học/chủ đề trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 9 – phân môn Lịch sử, Chương trình 2018 (bộ sách Cánh Diều), có điểm gì mới so với SGK Lịch sử lớp 9 Chương trình hiện hành?

A. Bài học có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình.

B. Hệ thống câu hỏi, bài tập đa dạng và phong phú.

C. Cấu trúc mỗi bài học gồm tuyến chính và tuyến phụ.Dấu tích

D. Sự thống nhất giữa bài viết và cơ chế sư phạm.

Câu 4: Chức năng chủ yếu của tuyến chính trong mỗi bài học/chủ đề của SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử.

A. thực hiện yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề.Dấu tích

B. giúp HS mở rộng và nâng cao kiến thức đã học.

C. tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng.

D. tăng cường hoạt động tự học cho học sinh.

Câu 5: Chức năng chủ yếu của tuyến phụ trong mỗi bài học/chủ đề của SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều là

A. phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

B. giúp HS mở rộng, nâng cao kiến thức.Dấu tích

C. bồi dưỡng kĩ năng ghi nhớ kiến thức.

D. bồi dưỡng kĩ năng học thuộc kiến thức.

Câu 6: Cấu trúc nội dung SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều được sắp xếp theo lôgic nào sau đây?

A. Lịch sử khu vực Đông Nam Á, lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam.

B. Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á.

C. Lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, lịch sử Việt Nam.Dấu tích

D. Lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đông Nam Á.

Câu 7: Một trong những điểm mới về nội dung của SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 9 Chương trình hiện hành là

A. đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cơ bản trong quá trình biên soạn.

B. đưa kiến thức lịch sử thế giới (1918 – 1945) vào chương trình.Dấu tích

C. đảm bảo tính vừa sức và đáp ứng được tình hình, nhiệm vụ đất nước.

D. sử dụng nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp trong quá trình biên soạn SGK.

Câu 8: Một trong những điểm mới về nội dung của SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018 so với SGK Lịch sử 9, Chương trình hiện hành là

A. bổ sung kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ năm 2000 đến nay.Dấu tích

B. sự thống nhất giữa hệ thống câu hỏi và bài tập ở mỗi mục và cuối mỗi bài học.

C. bảo đảm tính cụ thể và hệ thống của nội dung kiến thức cơ bản trong mỗi bài học.

D. bảo đảm sự đa dạng về phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Câu 9: Một trong những điểm mới về nội dung của SGK Lịch sử và Địa lí 9, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 9, Chương trình hiện hành là

A. hệ thống câu hỏi đảm bảo tính vừa sức.

B. bài học đảm bảo tính cơ bản, khoa học.

C. bài học đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.

D. tăng số lượng và số tiết của các chủ đề chung.Dấu tích

Câu 10: Một trong những điểm mới về hình thức của SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 9, Chương trình hiện hành là

A. ngôn ngữ trình bày khoa học, dễ hiểu.

B. sự hài hòa giữa nội dung và phương pháp.

C. giảm kênh chữ và tăng hệ thống kênh hình.Dấu tích

D. phù hợp với đối tượng nhận thức ở các địa phương.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp dạy học phát triển năng lực HS được thể hiện trong SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều?

A. Bảo đảm tính tích cực, chủ động trong nhận thức của HS.

B. Tăng cường hoạt động thực hành, trài nghiệm cho HS.

C. Tăng cường dạy học tích hợp kết hợp với dạy học phân hóa.

D. Chú trọng rèn luyện phương pháp ghi nhớ kiến thức lịch sử.Dấu tích

Câu 12: Điểm mới về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS được biểu hiện trong SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều là

A. chú trọng hệ thống câu hỏi phát hiện vấn đề.

B. chú trọng câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức.Dấu tích

C. chỉ tập trung vào câu hỏi thực hành bộ môn.

D. chỉ tập trung vào câu hỏi tái hiện kiến thức.

Câu 13: Cấu trúc của mỗi bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, bộ Cánh Diều gồm: mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, có tác dụng nào sau đây?

A. Là cơ sở đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.

B. Định hướng cho việc đánh giá năng lực học tập của HS.

C. Định hướng việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS.Dấu tích

D. Là căn cứ để lựa chọn nguồn tư liệu tham khảo phù hợp.

Câu 14: Điểm mới của hoạt động luyện tập, vận dụng được thể hiện như thế nào trong SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều?

A. Câu hỏi, bài tập tổng hợp, gắn lí thuyết với thực hành, thực tiễn.Dấu tích

B. Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng đáp ứng mục tiêu bài học.

C. Chú trọng các câu hỏi, bài tập phát triển khả năng ghi nhớ kiến thức.

D. Chỉ tập trung đầu tư hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng vào thực tiễn.

Câu 15: Điểm mới về cấu trúc của mỗi bài học/chủ đề trong SGK Lịch sử và Địa lí 9, phân môn Lịch sử, Chương trình 2018, bộ Cánh Diều so với SGK Lịch sử 9, Chương trình hiện hành là

A. giới thiệu bài mới, cung cấp kiến thức mới, kiểm tra kiến thức, dặn dò.

B. ổn định tổ chức, kiểm tra kiến thức bài cũ ở đầu giờ học, dạy kiến thức mới.

C. tập trung vào nội dung kiến thức cơ bản phản ánh yêu cầu cần đạt của bài học.

D. thiết kế theo chuỗi hoạt động: mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.Dấu tích

2. Đáp án tập huấn phân môn Địa lí 9 Cánh diều

Câu 1: Mục tiêu của phần Địa lí trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:

A. góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất chủ yếu.

B. hình thành và phát triển năng lực địa lí, góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất chủ yếu.Dấu tích

C. phát triển năng lực địa lí, góp phần phát triển các giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

D. hình thành cách thức ứng xử phù hợp với tự nhiên, phát triển năng lực chung.

Câu 2: Phần Địa lí góp phần phát triển các năng lực đặc thù là:

A. yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

B. tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

C. nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.Dấu tích

D. nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Câu 3: Mạch nội dung của phần Địa lí 9 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở là:

A. Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam.Dấu tích

B. Địa lí tự nhiên Việt Nam.

C. Địa lí tự nhiên đại cương.

D. Địa lí các châu lục.

Câu 4: Năng lực nhận thức khoa học địa lí với các biểu hiện cụ thể là:

A. sử dụng các công cụ của Địa lí học, tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.

B. cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề khám phá từ thực tiễn.

C. nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).Dấu tích

D. nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, tổ chức học tập ở thực địa, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.

Câu 5: Phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm các nội dung chính là:

A. Địa lí dân cư Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế; Sự phân hoá lãnh thổ.Dấu tích

B. Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí dân cư Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế.

C. Địa lí các châu lục; Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế.

D. Địa lí các ngành kinh tế; Sự phân hoá lãnh thổ; Địa lí tự nhiên Việt Nam.

Câu 6: Các chủ đề chung của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm:

A. Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.Dấu tích

B. Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Các cuộc đại phát kiến địa lí.

C. Các cuộc đại phát kiến địa lí; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

D. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Các cuộc đại phát kiến địa lí; Thiên tai và biện pháp phòng chống.

Câu 7: Điểm mới quan trọng nhất của phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là

A. đảm bảo tính kế thừa và hiện đại.

B. chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực.Dấu tích

C. chú trọng yêu cầu tích hợp.

D. đổi mới hình thức và cách trình bày.

Câu 8: Biểu hiện của tính hiện đại ở phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là gì?

A. Có nhiều nội dung kiến thức mới phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội đất nước hiện nay.

B. Dựa theo các căn cứ từ văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết mới nhất của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ,...

C. Cập nhật hệ thống số liệu chính thống của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010 – 2021 (theo công bố của Tổng cục Thống kê năm 2022).

D. Hệ thống số liệu đồng bộ, cập nhật; bổ sung nhiều nội dung mới; định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo các Nghị quyết, Chiến lược của Quốc hội và Chính phủ;...Dấu tích

Câu 9: Biểu hiện của tính tích hợp trong phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là

A. tích hợp giữa các kiến thức địa lí dân cư với địa lí tự nhiên; vận dụng kiến thức của các môn học khác.

B. tích hợp giữa các kiến thức của địa lí tự nhiên với địa lí kinh tế – xã hội; vận dụng kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ kiến thức địa lí.Dấu tích

C. học sinh được chủ động, sáng tạo trong học tập; có nhiều cơ hội tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

D. hiện đại hoá hệ thống kiến thức; bổ sung những kiến thức mới, những vấn đề cần quan tâm; cập nhật số liệu đồng bộ.

Câu 10: Căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu bài học trong xây dựng kế hoạch bài dạy phần Địa lí 9 là:

A. nội dung của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở.

B. điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và thực tiễn địa phương.

C. yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở.Dấu tích

D. phương tiện dạy học và các phương pháp dạy học tích cực.

Câu 11: Yêu cầu về phương pháp dạy học địa lí là

A. dạy học thông qua các hoạt động, đa dạng hoá các phương pháp và hình thức dạy học.Dấu tích

B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.

C. thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.

D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.

Câu 12: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức của bài học là mục tiêu của hoạt động nào sau đây?

A. Khởi động.

B. Vận dụng.

C. Hình thành kiến thức.

D. Luyện tập.Dấu tích

Câu 13: Căn cứ để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Địa lí 9 là

A. nội dung lí thuyết và thực hành trong phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều).

B. nội dung phần Địa lí trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều).

C. yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí.Dấu tích

D. yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Câu 14: Ý nào không phải là mục tiêu của đánh giá thường xuyên trong dạy học phần Địa lí, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều)?

A. Động viên, khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

B. Đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định.Dấu tích

C. Phát hiện, tìm ra những thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

D. Đưa ra những giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

Câu 15: Trong mỗi bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập định kì trong dạy học phần Địa lí, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) gồm có 4 mức độ yêu cầu đó là:

A. Tái hiện kiến thức; Thông hiểu; Phân tích; Vận dụng.

B. Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Đánh giá.

C. Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao.Dấu tích

D. Nhận biết; Vận dụng cao; Thông hiểu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm