Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn SGK Lịch sử và Địa lí 9 KNTT
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử Địa lí lớp 9 Kết nối tri thức bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.
SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9
(bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm biên soạn SGK môn Lịch sử và Địa lí 9?
A. Tuân thủ định hướng GDPT và tiêu chuẩn SGK mới; biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; chú trọng “Kết nối tri thức với cuộc sống”.
B. Kế thừa SGK hiện hành và tiếp thu điểm mới từ SGK của các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Được biên soạn theo hướng hỗ trợ GV đổi mới hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động dạy - học.
D. Đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức khoa học cho học sinh.
Đáp án: D
Câu 2. Một trong những điểm mới nổi bật nhất của CT GDPT 2018 môn Lịch sử và Địa lí là
A. bổ sung một số nội dung mới, thể hiện những thành tựu của đất nước.
B. tích hợp nội dung lịch sử và địa lí trong từng bài học.
C. giảm tải một số nội dung so với CT GDPT 2006.
D. xây dựng chủ đề chung, tích hợp giữa lịch sử và địa lí.
Đáp án: D
Câu 3. Cấu trúc từng chương, bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 có đặc điểm là
A. các bài gồm các phần: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
B. các bài gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.
C. bám sát chương trình Lịch sử và Địa lí 9, các bài đều được xây dựng theo một cấu trúc, gồm: mục tiêu, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
D. cấu trúc các chương, bài trong mỗi phân môn có sự khác nhau do đặc thù riêng của từng phân môn.
Đáp án: C
Câu 4. Phương pháp tổ chức dạy học nào được chú ý triển khai khi dạy học SGK Lịch sử và Địa lí 9?
A. Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức học trên lớp.
B. Phương pháp nghiên cứu tình huống và hình thức trải nghiệm thực tế.
C. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
D. Tăng cường phương pháp dạy học ngoài lớp học, tham quan, trải nghiệm thực tế.
Đáp án: C
Câu 5. Trong mỗi bài học, phần “Mở đầu” nhằm mục đích
A. kết nối với điều HS đã biết, nêu tình huống có vấn đề nhằm kích thích tư duy của HS.
B. “làm ấm” không khí lớp học, tạo hứng thú cho HS để chuẩn bị vào bài học mới.
C. xác định kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh cần đạt được sau khi học.
D. xác định nhiệm vụ học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú với bài học mới.
Đáp án: D
Câu 6. Nội dung tuyến phụ trong các bài học Lịch sử và Địa lí 9 có vai trò gì?
A. Minh hoạ cho tuyến chính, nội dung chính.
B. Là một nội dung cần khai thác kĩ để hình thành kiến thức, phát triển năng lực cho HS.
C. Cung cấp thông tin mở rộng, bổ sung hoặc có tính liên môn, kết nối nhằm làm rõ hơn nội dung chính.
D. Giúp cho nội dung SGK sinh động, phù hợp với xu hướng biên soạn SGK của thế giới.
Đáp án: C
Câu 7. Kênh hình và tư liệu viết trong các bài học phần Lịch sử có vai trò như thế nào?
A. Là nội dung chính của bài học, GV căn cứ vào đó tổ chức hoạt động phù hợp cho HS chủ động rút ra những kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng làm việc với tư liệu, góp phần phát triển năng lực môn học.
B. Là phần minh hoạ, bổ sung cho nội dung chính của bài học, GV hướng dẫn HS tham khảo.
C. Kênh hình chỉ là hình ảnh minh hoạ, các tư liệu viết là tư liệu đọc thêm, mở rộng.
D. Có khi là minh hoạ cho nội dung chính, có khi lại là một phần của nội dung chính.
Đáp án: A
Câu 8. Hoạt động Luyện tập trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 nhằm mục đích
A. ôn luyện tri thức.
B. liên hệ thực tiễn.
C. củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
D. tìm hiểu nội dung bài học.
Đáp án: C
Câu 9. Hoạt động Vận dụng trong SGK Lịch Sử và Địa lí 9 nhằm mục đích
A. rèn luyện kĩ năng.
B. tìm hiểu nội dung bài học.
C. vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tế.
D. ghi nhớ những điều đã học.
Đáp án: C
Câu 10. Nền tảng sách điện tử Hành trang số bao gồm các tính năng chính
A. sách điện tử; Luyện tập; Thư viện.
B. sách điện tử; Kho thông tin tổng hợp.
C. sách điện tử; Kho video.
D. sách điện tử; Luyện tập và vận dụng.
Đáp án: A