Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 9 bản 1 và bản 2 bộ sách Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 1

Câu 1. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, HĐTN, HN 9 là:

A. Môn học bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
B. Hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học và phải thực hiện 3 tiết/ tuần. Dấu tích
C. Vừa là môn học, vừa là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
D. Môn học bắt buộc với thời lượng là 3 tiết/ tuần.

Câu 2. Mục tiêu đặc thù của chương trình HĐTN, HN 9 hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực nào?

A. Thích ứng với cuộc sống, Thiết kế và tổ chức hoạt động, Định hướng nghề nghiệp.Dấu tích
B. Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác.
C. Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
D. Cả A, B, C.

Câu 3. Tổ chức HĐTN, HN 9 tiếp cận trải nghiệm theo trình tự đúng nào?

A. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Đánh giá – Rèn luyện kĩ năng – Vận dụng mở rộng.
B. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Rèn luyện kĩ năng – Vận dụng mở rộng – Đánh giá.Dấu tích
C. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Vận dụng mở rộng – Đánh giá – Rèn luyện kĩ năng.
D. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Vận dụng mở rộng – Rèn luyện kĩ năng – Đánh giá.

Câu 4. Theo sách giáo khoa HĐTN, HN 9 – bộ CTST bản 1, nội dung nào cần ưu tiên thực hiện với thời lượng nhiều nhất trong mỗi chủ đề?

A. Khám phá, kết nối kinh nghiệm.
B. Rèn luyện kĩ năng.Dấu tích
C. Vận dụng mở rộng.
D. Đánh giá.

Câu 5. Sách giáo khoa HĐTN, HN 9– bộ CTST bản 1 có điểm đặc thù nào là cơ bản nhất?

A. Thực hiện mô hình lớp học đảo ngược.
B. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia tích cực vào hoạt động.
C. Trang bị cho học sinh con đường hình thành và phát triển các kĩ năng.Dấu tích
D. Thực hiện tự đánh giá.

Câu 6. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả HĐTN, HN 9?

A. Giáo viên được phân công.Dấu tích
B. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
C. Giáo viên chủ nhiệm.
D. Lãnh đạo nhà trường.

Câu 7. HĐTN, HN 9 KHÔNG hướng đến mạch nội dung nào?

A. Hoạt động phát triển bản thân.
B. Hoạt động phát triển nhà trường.
C. Hoạt động phát triển khoa học.Dấu tích
D. Hoạt động hướng nghiệp.

Câu 8. Các chủ đề trong sách giáo khoa HĐTN, HN 9– bộ CTST bản 1 gồm các chủ đề nào?

A. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Giữ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Ứng phó với căng thẳng; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở..

B. Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống; Giao tiếp, ứng xử tích cực; Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường; Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.Dấu tích

C. Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống; Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Giữ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.

D. Tự tạo động lực và ứng phó với căng thẳng; Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.

Câu 9. Sách giáo viên HĐTN, HN 9 – bộ CTST bản 1 hỗ trợ nhiều nhất cho giáo viên ở nội dung nào?

A. Thiết kế mẫu giáo án tổ chức hoạt động.
B. Hướng dẫn đánh giá kết quả hoạt động một cách cụ thể.
C. Kế hoạch bài dạy theo mẫu.
D. Phương thức tổ chức hoạt động đa dạng theo tiếp cận trải nghiệm.Dấu tích

Câu 10. Giáo viên thu được điều gì nhất sau khi xem clip minh hoạ về tiết tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?

A. Hiểu được cách tiến hành tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.Dấu tích
B. Biết cách tạo hứng thú cho học sinh hoạt động.
C. Biết cách tổ chức hoạt động sao cho 100% học sinh được tham gia hoạt động.
D. Cách phát triển kĩ năng cho học sinh.

Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 2

Câu 1. Mục tiêu về phẩm chất và năng lực chung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo là những mục tiêu nào?

A. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ; Giải quyết vấn đề; Định hướng nghề nghiệp.

B. Yêu nước; Nhân ái; Yêu lao động; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.Dấu tích

C. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.

D. Yêu nước; Yêu thương con người; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác.

Câu 2. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nào của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo?

A. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.

B. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.

C. Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.

D. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.Dấu tích

Câu 3. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những mạch hoạt động nào?

A. Hoạt động định hướng nghề nghiệp, hoạt động hướng đến tự nhiên và xã hội.

B. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.

C. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.Dấu tích

D. Hoạt động hướng đến gia đình, nhà trường, xã hội và hướng đến tự nhiên.

Câu 4. Các chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?

A. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô trường, Câu lạc bộ.

B. Sinh hoạt quy mô lớp và Sinh hoạt quy mô trường, Câu lạc bộ.

C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô lớp và Sinh hoạt quy mô trường.Dấu tích

D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô lớp và Câu lạc bộ.

Câu 5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?

A. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.

B. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

C. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.

D. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.Dấu tích

Câu 6. Trong cuốn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo, mỗi hoạt động trong các chủ đề được biên soạn theo trình tự nào?

A. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn.Dấu tích

B. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống;

C. Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm;

D. Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống;

Câu 7. Theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo, những phương pháp giáo dục nào không khuyến khích sử dụng?

A. Phương pháp giáo dục bằng tập thể.

B. Phương pháp tạo sản phẩm.

C. Phương pháp khích lệ, động viên.

D. Phương pháp thuyết trình.Dấu tích

Câu 8. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những yêu cầu nào?

A. Dựa trên chương trình giáo dục địa phương.

B. Dựa trên yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục của Đoàn và Đội.Dấu tích

C. Dựa trên chương trình quốc tế.

D. Tất cả các phương án A, B, C.

Câu 9. Các chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các chủ đề nào?

A. Thể hiện kĩ năng giao tiếp và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng; Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan; Tìm hiểu nghề theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

B. Thể hiện kĩ năng ứng xử và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm môi trường; Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

C. Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan; Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.Dấu tích

D. Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ cảnh quan; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

Câu 10. Ai là người đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cho học sinh?

A. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

B. Tự bản thân học sinh và bạn bè.

C. Phụ huynh và cộng đồng.

D. Cả 3 phương án trên.Dấu tích

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm