Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 1 học kì 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống (17 tuần)

Giáo án lớp 1 học kì 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn 17 tuần của học kì 1 theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 năm 2020 - 2021 theo bộ sách mới kết nối tri thức với cuộc sống.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về. Để xem toàn bộ nội dung Giáo án học kì 1 lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời bạn tải file về để xem trọn bộ 17 tuần nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Giáo án lớp 1 học kì 1 môn Tiếng Việt

1. Giáo án lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1

BÀI 1: A, a

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • HS nhận biết và đọc đúng âm a.
  • Viết đúng chữ a. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.

2. Kĩ năng

  • Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cấn nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).

3. Thái độ

  • Thêm yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

  • Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). - Nấm vững cấu tạo, cách viết chữ a.
  • Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,..). - Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a... a.".

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS ôn lại các nét "cong kín", “nét móc xuôi" những nét cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín, nét móc xuôi.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai?

Nam và Hà đang làm gi?

Hai bạn và cả lớp có vui không?

Vì sao em biết?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lấn: Nam và Hà ca hát)''. Lưu ý, nói chung, HS không tự đọc được những câu nhận biết này; vi vậy, GV cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước.

- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV: Chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đếu chứa chữ a, âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a.

- GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng.

3. Đọc HS luyện đọc âm a

-GV đưa chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học.

- GV đọc mẫu âm a. Gv yêu cầu Hs đọc lại.

- GV sửa lỗi phát âm của HS (nếu cần thiết).

- GV có thể kể câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a, Tóm tắt câu chuyện như sau

Thỏ và cá sấu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lấn nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ, khi đang đứng chơi ở bờ sông, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu ngậm thỏ trong miệng rói rít lên qua kẽ răng: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “Anh kêu “hu hu hu", tôi chẳng sợ dâu. Anh phải kêu “ha ha ha" thi tôi mới sợ cơ” Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!", thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát.

Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu

"Ha! Ha! Ha!", miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bể chạy thoát.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nếu quy trình và cách viết chữ a.

-GV yêu cầu Hs viết bảng

- Hs chơi

- Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn.

- Nam và Hà đang ca hát.

- Các bạn trong lớp rất vui.

- Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..)

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- HS đọc

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

-Một số (4 5) HS đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, Chú ý liên kết các nét trong chữ a.

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ a HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- GV yêu cầu HS đọc thầm a.

- GV đọc mẫu a.

- GV cho HS đọc thành tiếng a (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. (Chú ý đọc với ngũ diệu vui tươi, cao và dài giọng.)

-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

Tranh 1

Nam và các bạn đang chơi trò chơi gi?

Vì sao các bạn vỗ tay reo a"?

Tranh 2

Hai bố con đang vui chơi ở đâu?

Họ reo to "a" vì điều gì?

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Nam và các bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích thú vỗ tay reo "a" khi thấy diều của Nam bay lên cao (tranh 1). Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước: Họ reo to "a" vì trò chơi rất thú vị phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé (tranh 2).

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Tranh 1

Tranh vẽ cảnh ở đâu?

Những người trong tranh đang làm gì? Theo em, khi vào lớp Nam sẽ nói gi với bố? Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? Tranh 2

Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp?

Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh trường học. Bố chở Nam đến

trường học và đang chuẩn bị rời khỏi trường. Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “Con chào bố ạ!", "Con chão bó, con vào lớp ạ!", "Bó ơi, tạm biệt ből", "Bố ơi, bố về nhé!", .(tranh 1). Nam nhìn thấy cô giáo. Nam có thể chào cô:

"Em chào cô ạ!” “Thưa cô, em vào lớp!"..(tranh 2).

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp).

- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- Hs viết

- Hs nhận xét

- HS đọc thẩm a.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs thực hiện

- Hs đóng vai, nhận xét

- Hs lắng nghe

BÀI 2 B, b

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyền; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
  • Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ bị dấu huyền.
  • Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
  • Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.

2. Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đỉnh: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tinh yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình sum họp, đám ẩm...).

3. Thái độ

  • Thêm yêu thích môn học
  • Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

  • GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi mói.
  • GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b.

Hiểu về một số sự vật:

  • Búp bê: đó chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vài, bông, nhựa..
  • Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rủa nhưng mềm, dẹt, phủ da, không vẩy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS ôn lại chữ a. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ a.

- HS viết chữ a

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai?

Bà cho bé dó chơi gi?

Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao?

- GV và HS thống nhất cầu trả lời.

- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo.

GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê. GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b.

3. Đọc HS luyện đọc âm b

a. Đọc âm

- GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học.

- GV đọc mẫu âm b (lưu ý: hai môi mim lại rồi đột ngột mở ra).

- GV yêu cầu HS đọc.

- GV có thể giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng đều mở đầu bằng phụ âm b).

b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS) ba, bà.

+ GV yêu cầu HS đánh vẫn tiếng mẫu ba, bà (bờ a ba; bờ a ba huyển bà). Cả lớp đồng thanh đọc

+ Một số (4-5) HS đọc trơn Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa b tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ba, bà, ba ba.

-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ba (số 3), GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.

- GV cho từ ba xuất hiện dưới tranh.

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ba, đọc trơn từ ba.

-GV thực hiện các bước tương tự đối với bà, ba ba.

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc.

- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ b và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ b.

- HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ b và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ba khi viết bà.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

- Hs viết

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs quan sát

- Hs nói

- Hs quan sát

- Hs phân tích và đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs viết

- Hs nhận xét

- Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- HS đọc thầm của "A, bà”,

- Tìm tiếng có âm b, thanh huyền.

-GV đọc mẫu “A, bà.” (ngữ điệu reo vui).

- HS đọc thành tiếng câu “A, bà." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ những ai?

Bà đến thăm mang theo quà gi?

Ai chạy ra đón bà?

Cô bé có vui không? Vì sao ta biết?

Tình cảm giữa bà và bạn Hà như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào?

Gia đình có mấy người? Gồm những ai? Khung cảnh gia đình như thế nào? Vì sao em biết?

- GV và HS thống nhất câu trả lới. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh gia đình, vào buổi tối, mọi người trong nhà dang nghi ngơi, quây quần bên nhau. Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ và 2 con (một con gái, một con trai). Khung cảnh gia đình rất đầm ấm. Gương mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui; ông bà thư thái ngói ở ghế, mẹ bê đĩa hoa quả ra để cả nhà ăn, bố rót nước mời ông bà; bé gái chơi với gấu bông, bé trai chơi trò lái máy bay,.)

- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh, giới thiệu về gia đình bạn nhỏ.

- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

- HS liên hệ, kể về gia đình mình.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm b.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- Hs viết

- Hs nhận xét

- HS đọc thẩm.

- Hs tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs thực hiện

- Hs thể hiện, nhận xét

- Hs kể

- Hs lắng nghe

 LUYỆN VIẾT

LUYỆN VIẾT A, B

I. MỤC TIÊU:

  • Củng cố về đọc viết các âm A, b đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

  • Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng.

a,b,ba bà

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

a,b,ba bà. Mỗi chữ 3 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết vở ô ly.

- Dãy bàn 1 nộp vở.

BÀI 3 C, c

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và đọc đúng ảm c; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu có âm c, thanh sắc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
  • Viết đúng chữ c, dấu sắc; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ c, dấu sắc.
  • Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm c và thanh sắc có trong bài học.

2. Kĩ năng

  • Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
  • Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật Nam, nhân vật Hà trong mối quan hệ với bố, bà; suy đoán nội dung tranh minh hoạ: “Nam và bố cấu cá”, “A, cá, và tranh “Chào hỏi" .

3. Thái độ

  • Thêm yêu thích môn học
  • Cảm nhận được tình cảm gia đình.

II. CHUẨN BỊ

  • Nắm vững đặc điểm phát âm của âm c; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ , dấu sắc; nghĩa của các từ ngữ ca, cà, cá trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS ôn lại chữ b. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ b.

- HS viết chữ b

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và bối cầu cá.

- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm c, thanh sắc giới thiệu chữ ghi âm c, dấu sắc.

3. Đọc HS luyện đọc âm c

a. Đọc âm c

- GV đưa chữ c lên bảng để giúp HS nhận biết chữ c trong bài học.

- GV đọc mẫu âm c.

-GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): ca, cá.

GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mỏ hình và đọc thành tiếng ca, cá.

+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu ca, cả (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá).

- Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu.

+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Ghép chữ cái tạo tiếng : HS tự tạo các tiếng có chứa c

- GV yêu cầu HS tìm chữ a thêm với chữ c để tạo tiếng ca.

- GV yêu cầu HS tìm chữ và dấu huyền ghép với chữ c để tạo tiếng cà.

- GV yêu cầu HS tim chữ a và dấu sắc ghép với chữ c để tạo tiếng cả.

- GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng. 2 3 HS nêu lại cách ghép.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ca, cà, cả. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ ca xuất hiện dưới tranh

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ca, đọc trơn tử ca. GV thực hiện các bước tương tự đối với cả, cá.

- GV yêu cầu HS đọc trơn nổi tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp doc đóng thanh một số lắn.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ c và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ c.

- HS viết chữ c, ca, cà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ c và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ca khi viết cà.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

- Hs viết

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm c, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu ca, cá (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá).

- HS đánh vần

- Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Hs tự tạo

- Hs tìm

- Hs tìm

- Hs tìm

- Hs phân tích

- Hs quan sát

- Hs nói

- Hs quan sát

- Hs phân tích và đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs viết

- Hs nhận xét

- Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ c (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- HS đọc thầm của "A, cá”,

- Tìm tiếng có âm c, thanh sắc.

-GV đọc mẫu “A, cá.” (ngữ điệu reo vui).

- HS đọc thành tiếng câu “A, cá." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

Bà và Hà đang ở đâu?

Hà nhìn thấy gi dưới hố?

Hà nói gì với bà?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Em nhìn thấy ai trong tranh?

Nam đang ở đâu?

Theo em, Nam sẽ nói gì khi gặp bác bảo vệ?

Nếu em là bác bảo vệ, em sẽ nói gì với Nam?

- GV giới thiệu nội dung tranh 1: Bạn Nam vai đeo cặp, đang đi vào trường. Nhin thấy bắc bảo vệ, Nam Khảo: Cháu chảo bác ạ. Bác bảo vệ tươi cười chào Nam: Bác chào cháu.

- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Tranh vẽ cảnh ở đâu?

Có những ai trong tranh?

Nam đang làm gi?

Em thủ đoán xem Nam sẽ nói gì với các bạn?

Theo e các bạn trong lớp sẽ nói gì với Nam?

- GV giới thiệu nội dung tranh 2: Tranh vẽ cảnh lớp học trước giờ học. Trong lớp đã có một số bạn. Nam, vai đeo cập, mặt tươi cười, bước vào lớp và giơ tay vẫy chào các bạn. Nam nói: Chào các bạn! Một bạn trong lớp cũng giơ tay lên chào lại: Chào Nam!

- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh.

- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm c.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ c (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- Hs viết

- Hs nhận xét

- HS đọc thầm.

- Hs tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện

- Hs thể hiện, nhận xét

- Hs lắng nghe

2. Giáo án lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2

BÀI 6

O, o

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hỏi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
  • Viết đúng chữ o và đấu hỏi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi.
  • Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi có trong bài học.

2. Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.
  • Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ
  • (chào mẹ khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học vé).

3. Thái độ

  • Cảm nhận được tỉnh cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

  • GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm o và thanh hỏi; cấu tao và cách viết chữ o và đấu hỏi; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thich nghĩa của những từ ngữ này.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS hát chơi trò chơi

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Đàn bò, gặm cỏ.

- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm o, thanh hỏi, giới thiệu chữ o, dấu hỏi.

3. Đọc HS luyện đọc âm

a. Đọc âm

- GV đưa chữ o lên bảng để giúp HS nhận biết chữ o trong bài học này.

- GV đọc mẫu âm o.

- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm o, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

b. Đọc tiếng

- GV đọc tiếng mẫu

- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mó hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng bỏ, cỏ.

-GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu bà cỏ (bờ - bơ huyền bờ; cờ cơ hỏi cờ). Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu.

-GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất •GV đưa các tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất: bỏ, bó, bỏ, yêu cấu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm o).

• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học.

• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm o đang học.

- Tương tự đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ hai: cỏ, có, cỏ

-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm o đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.

- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.

*Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa o.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bò, cỏ, cỏ. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bỏ.

- GV nêu yêu cầu nói tên người trong tranh. GV cho từ bò xuất hiện dưới tranh.

- HS phân tích và đánh vần tiếng bò, đọc trơn từ bò.

- GV thực hiện các bước tương tự đối với cò, cỏ.

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn,

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lán.

4. Viết bảng

- GV hướng dẫn HS chữ o.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm o, dấu hỏi và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trinh và cách viết chữ o, dấu hỏi.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

- Hs trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- HS đọc

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs đánh vần tiếng mẫu bà cỏ (bờ - bơ huyền bờ; cờ cơ hỏi cờ). Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu.

- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Hs tìm

- Hs đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs tự tạo

- Hs trả lòi

- Hs đọc

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs phân tích đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe, quan sát

- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Hs nhận xét

- Hs quan sát

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ o HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm o.

- GV đọc mẫu cả câu.

- GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần).

- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.

- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

Tranh vẽ con gì?

Chúng đang làm gi?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Các em nhìn thấy những ai trong các bức tranh thứ nhất và thứ hai?

Em thủ đoán xe, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì với mẹ?

Khi đi học về, bạn ấy nói gi với ông bà

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên

- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm o.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ o (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- Hs viết

- Hs nhận xét

- HS đọc thẩm a.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs thực hiện

- Hs đóng vai, nhận xét

- Hs lắng nghe

BÀI 7

Ô, ô

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng âm ở, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm ở và thanh nặng; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng chữ ô và dấu nặng: viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ổ và dấu nặng.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ó và thanh nặng có trong bải học.

- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm xe cộ (tranh vẽ xe đạp, xe máy, ô tô).

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố Hà và Hà, suy đoán nội dung tranh minh hoạ về phương tiện giao thông.

3. Thái độ

- Cảm nhận được tình cảm gia đình.

II. CHUẨN BỊ

  • GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm ô
  • GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm ô.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS ôn lại chữ o. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ o.

- HS viết chữ o

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo.

GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bố và Hài đi bộ trên phố. GV giúp HS nhận biết tiếng có âm ô và giới thiệu chữ ghi âm ô, thanh nặng.

3. Đọc HS luyện đọc âm ô

a. Đọc âm

- GV đưa chữ ô lên bảng để giúp HS nhận biết chữ ô trong bài học.

- GV đọc mẫu âm ô

- GV yêu cầu HS đọc.

b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ nhất •GV đưa các tiếng chứa âm ở ở nhóm thứ nhất: bố, bổ, bộ yêu cầu HS tìm diểm chung cùng chứa âm ô).

• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm ô đang học.

• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng àm ó dang học.

+ Đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ hai: cô, cổ, cộ Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ nhất.

+ Đọc trơn các tiếng chửa âm ô đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,

+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.

Ghép chữ cái tạo tiếng

+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ô.

+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bố, cô bé, cổ cỏ

-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ

GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.

- GV cho từ bố xuất hiện dưới tranh.

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bố, đọc trơn từ bố.

-GV thực hiện các bước tương tự đối với cô bé, cổ cỏ

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc.

- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ ô và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ ô.

- HS viết chữ ô (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

- Hs viết

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs ghép

- Hs phân tích

- Hs đọc

- Hs quan sát

- Hs nói

- Hs quan sát

- Hs phân tích và đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs viết

- Hs nhận xét

- Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- HS đọc thầm câu

- Tìm tiếng có âm ô

-GV đọc mẫu

- HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

7. Nói theo tranh

- HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Em thấy gì trong tranh? (Có thể hỏi thêm: Kể tên những phương tiện giao thông mà em biết) 3 loại phương tiện trong tranh có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau (có thể hỏi thêm: Em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất? Vì sao?; lưu ý HS về ưu điểm và hạn chế của mỗi loại phương tiện)

- GV và HS thống nhất câu trả lới.

- Gv chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên và có thể trao đổi thêm về phương tiện giao thông..

- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ô.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- Hs viết

- Hs nhận xét

- HS đọc thẩm.

- Hs tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Hs thực hiện

- Hs thể hiện, nhận xét

- Hs lắng nghe

LUYỆN VIẾT

LUYỆN VIẾT O, Ô

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm o,ô đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng.

o, ô, bò, cô

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

o, ô, bò, cô. Mỗi chữ 3 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- HS viết vở ô ly.

- Dãy bàn 1 nộp vở.

________________________________________________________

BÀI 8

D, d, Đ, đ

I. MỤC TIÊU

1.  Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng các âm d, đ; đọc dùng các tiếng, từ ngữ, câu có d, đ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các chữ d, đ (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa d, đ,

- Phát triển vốn từ dựa trên những tử ngữ chứa các âm d, đ có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi. Phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm chào hỏi được gợi ý trong tranh.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nhận biết nhân vật khách đến nhà chơi hoặc bạn của bố mẹ và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, biết nói lời chảo khi gặp người quen của bố mẹ và gia đình.

3. Thái độ

- Cảm nhận được tinh cảm, mói quan hệ với mọi người trong xã hội.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm d, đ; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Chú ý sự khác biệt của những từ ngữ dùng ở mỗi phương ngữ: đá dế (phương ngữ Trung và Nam) và chọi dế (phương ngữ Bắc Bộ).

- Hiểu về một số trò chơi + Dung dăng dung dẻ: Một trò chơi dân gian khá phổ biến. Cách chơi: 5 – 6 bạn nhỏ nắm tay nhau, đi hâng ngang trên một không gian rộng (sân chơi), vừa đi vừa dung dưa ra phía trước lối ra sau theo nhịp bài đồng dao Dung dăng dung dẻ. Đến câu cuối “Ngói sập xuống đây thì tất cả cùng ngói xóm một lát, rối đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.

+ Đá dế: Còn được gọi là chọi dế. Đây là một trò thi dấu giữa hai con dế đực (dế chọi) với nhau. Dễ chọi nhỏ hơn dễ thường và có thản đen bóng hoặc nàu sẵm, dấu cánh có một chấm vàng (còn gọi là dế trũi hoặc dế dũi).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS ôn lại chữ ô. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ô.

- HS viết chữ ô

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ.

- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm d, đ, giới thiệu chữ ghi âm d, đ,

3. Đọc HS luyện đọc âm

a. Đọc âm

- GV đưa chữ d lên bảng để giúp HS nhận biết chữ d trong bài học.

- GV đọc mẫu âm d.

-GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Tương tự với chữ d

b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): dẻ, đa.

GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng dẻ, đa.

+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu dẻ, đa.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.

+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa a âm d

•GV đưa các tiếng da, dẻ, dế, yêu cầu HS tìm điểm chung củng chứa ảm d).

• Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm d.

• GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm d.

+ Đọc tiếng chứa âm đ Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm d.

+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm d, đ đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cà hai âm d, d.

+ HS đọc tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa d, d.

+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ đá dế, đa đa, ô đỏ. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ đá dế xuất hiện dưới tranh

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần đá dế, đọc trơn tử đá dế. GV thực hiện các bước tương tự đối với đa đa, ô đỏ

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ d,đ và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ d, đ.

- HS viết chữ d, đ (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

- Hs viết

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm d, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu dẻ, đa.

- HS đánh vần

- Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Hs đọc

- Hs quan sát

- HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm d.

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs tự tạo

- Hs phân tích và đánh vần

- Hs đọc

- Hs quan sát

- Hs nói

- Hs quan sát

- Hs phân tích đánh vần

- Hs đọc

- Hs đọc

- Hs lắng nghe và quan sát

- Hs lắng nghe

- Hs viết

- Hs nhận xét

- Hs lắng nghe

3. Giáo án lớp 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 3

BÀI 11

I, i, K. k

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Nhận biết và đọc đúng các âm i, k; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm i, k; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các chữ i, k; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ i, k.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm i, k có trong bài học.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh hoạ: 1. Trang Nam đang vẽ, bức vẽ sắp hoàn thành; 2. Tranh một con kì đã đang bò kẽ đá; 3. Tranh Nam và một bạn khác đang nói chuyện, làm quen với nhau ở hành lang lớp học.

3. Thái độ

- Cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện.

II. CHUẨN BỊ

- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm i, k; cầu tạo, và cách viết các chữ i, k. - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Hiểu về loài động vật được giới thiệu trong bài:

- Kỳ đã là một loài bò sát, thường sống ở những vùng rừng rậm gán sông suối, khe lạch, các đấm lấy, các củ loa, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc tấy, kẽ đá. Chúng thường bắt chuột, bọ, éch, nhái, cá làm thức ăn. Kỳ đà leo trẻo rất giỏi, đặc biệt là leo trên đá, trên cây.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS hát chơi trò chơi

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Nam vẽ kỳ đà..

- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm i, k và giới thiệu chữ ghi âm i, k.

3. Đọc HS luyện đọc âm

a. Đọc âm

- GV đưa chữ i lên bảng để giúp HS nhận biết chữ i trong bài học này.

- GV đọc mẫu âm i.

- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

- Âm k hướng dẫn tương tự

b. Đọc tiếng

- GV đọc tiếng mẫu

- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mó hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ki, kì.

-GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu ki, kì. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. GV lưu ý HS, c (xê) và k (ca) đều đọc là "cờ" Âm "cờ" viết là k (ca) khi âm này đứng trước e,ê,I ; viết là c (xê) khi đứng trưoc các âm còn lại.

-GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đọc tiếng chứa âm i

•GV đưa các tiếng chứa âm i ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm i).

• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học.

• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm i đang học.

-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm o đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.

- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.

*Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa i.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

Tương tự với âm k

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bí đỏ, kẻ ô, đi đò, kì đà. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bí đỏ.

- GV nêu yêu cầu nói tên người trong tranh. GV cho từ bí đỏ xuất hiện dưới tranh.

- HS phân tích và đánh vần bí đỏ, đọc trơn từ bí đỏ.

- GV thực hiện các bước tương tự đối với kẻ ô, đi đò, kì đà.

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn,

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lán.

4. Viết bảng

- GV hướng dẫn HS chữ i, k.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm i, âm k và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm i, âm k dấu hỏi.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- Hs chơi

-HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- HS đọc

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe

-Hs quan sát

-Hs lắng nghe

-Một số (4 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe

-HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu.

- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-HS tìm

-HS đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-HS tự tạo

-HS trả lòi

-HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát

-Hs lắng nghe

-HS phân tích đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe, quan sát

- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

-HS nhận xét

-HS quan sát

II. Giáo án lớp 1 học kì 1 môn Toán

1. Giáo án lớp 1 học kì 1 môn Toán - Bài 1

BÀI 1: CÁC SÔ 0, 1, 2, 3, 4, 5

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

- Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.

- Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá

- GV trình chiếu tranh trang 8

- HS quan sát

- GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi:

+ Trong bể có bao nhiêu con cá?

+ Có mấy khối vuông?

+ Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 1

- GV chuyển sang các bức tranh

thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng.

- GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5còn lại.

- Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi:

+ Trong bể có con cá nào không?

+ Có khối vuông nào không?”

+ GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng.

- GV gọi HS đọc lại các số vừa học.

- HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi

+ Trong bể có 1 con cá.

+ Có 1 khối vuông

+ Ta có số 1

- HS quan sát, vài HS khác nhắc lại.

- HS theo dõi, nhận biết số 2

- HS theo dõi và nhận biết các số : 3, 4, 5.

- HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi.

+ Không có con cá nào trong bể

+ Không có khối ô vuông nào

+ HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại.

- HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0

* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm : 1

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm : 1, 2

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5

Viết các số 1, 2, 3, 4, 5

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số

* Viết số 1

+ Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 1

* Viết số 2

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét : Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 2

* Viết số 3

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét : 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 3

* Viết số 4

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 4

* Viết số 5

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải.

+ Cách viết:

Cách viết số 5

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 5

* Viết số 0

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).

+ Cách viết số 0:

Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát.

Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Theo dõi, viết theo trên không trung.

- Viết bảng con số 0

Hoạt động

thực hành

* Bài 1: Tập viết số.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

- GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

- GV cho HS viết bài

- HS theo dõi

- HS quan sát

- Theo dõi hướng dẫn của GV

- HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo?

- Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?

- GV cho HS làm phần còn lại.

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- Vẽ 1 con mèo

- Điền vào số 1

- Làm vào vở BT.

- HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.

- GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ.

- Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cấu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát đếm

- HS phát hiện quy luật : Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc.

- HS làm bài

- HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Số 0 giống hình gì?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2 Luyện tập

* Bài 1: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát đếm

-HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát tìm số

-HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

* Bài 3:

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

* Bài 4:

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tiết 3: Luyện tập

* Bài 1: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát đếm

-HS khoanh vào số thích hợp

- HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng?

Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát đếm

-HS nêu câu trả lời thích hợp

- HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp

- GV mời HS nêu kết quả

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS đếm thêm để tìm số thích hợp

-HS nêu câu trả lời

- HS nhận xét bạn

* Bài 4: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng vơi mỗi hình

- GV mời HS nêu kết quả

- GV cùng HS nhận xét

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS đếm

-HS nêu câu trả lời

- HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

2. Giáo án lớp 1 học kì 1 môn Toán - Bài 2

BÀI 2: CÁC SÔ 6,7,8,9,10

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Phát triển các kiến thức.

- Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.

- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

- Xúc sắc, mô hình vật liệu......

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá

- GV cho HS quan sát tranh:

? Trong bức tranh có những đồ vật gì?

- GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10

- Giới thiệu: Có 6 con ong.

- Viết số 6 lên bảng

-GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại.

- HS quan sát

3.Hoạt động

* Bài 1: Tập viết số.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

- GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

- GV cho HS viết bài

- HS theo dõi

- HS quan sát

- Theo dõi hướng dẫn của GV

- HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả

- Gv nhận xét , kết luận

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát đếm

- HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

Bài 3: Đếm số

- Nêu yêu cầu bài tập

- HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng

- HS nêu

- HS trả lời

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

- Hát

- Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV giới thiệu tranh

- Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK

- Nhận xét, kết luận

- Hs quan sát

- HS nêu đáp số

- HS nhận xét bạn

Bài 2:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

- Gv nhận xét, kêt luận

- Hs nhắc lại

- HS đếm số

- Nhận xét

Bài 3:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật

- HS đếm số lượng các con vật có 6 chân

- HS trả lời kết quả

- GV nhận xét bổ sung

- HS nêu

-HS đếm và ghi

-HS đếm

-Hs trả lời : Có 3 con vật có 6 chân

-HS nhận xét

Bài 4:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Giới thiệu tranh

- Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh

- GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét bổ sung

- HS nhắc lại yêu cầu

- Quan sát tranh

- HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

3/Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 3

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

- Hát

- Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng

- GV giới thiệu tranh

- ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào?

- GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu

- HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh

- Nhận xét, kết luận

- Hs quan sát

- HS trả lời

- HS nhận xét bạn

Bài 2:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng

Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi

- HS chơi theo nhóm

- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất.

- GV nhận xét bổ sung

- HS nhắc lại yêu cầu

- HS theo dõi

- HS chơi theo nhóm

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn

3. Giáo án lớp 1 học kì 1 môn Toán - Bài 3

BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Phát triển các kiến thức.

- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.

Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá

GV hỏi:

- Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?

- Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?

- GV cho HS quan sát tranh:

? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?

? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?

? Số ếch có ít hơn số lá không?

? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không?

GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá

? Có đủ lá để nối với ếch không?

- GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch”

-- GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi;

“Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”.

- Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau

- HS quan sát

_ HS trả lời câu hỏi

3.Hoạt động

* Bài 1:

- Nêu yêu cầu Bài tập

- GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm.

GV hỏi : Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?

? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn?

- GV nhận xét, kết luận.

- GV cho HS viết bài

- HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS thực hiện ghép cặp

- Nhận biết sự vật nào nhiếu hơn, ít hơn

* Bài 2:

- Tương tự như bài 1

Bài 3:

- Nêu yêu cầu bài tập

- HD HSghép cặp

VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.

- Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b

- GV kết luận nhận xét

- HS nêu

- HS theo dõi

- HS tiến hành ghép

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh

Tiết 2

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

- Hát

- Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Cho HS tự làm.

- Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi.

- Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau).

- Nhận xét, kết luận

- HS nêu lại

- Hs làm bài

- HS nêu kết quả

- HS nhận xét bạn

Bài 2:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

- Gv nhận xét, kêt luận

- Hs nhắc lại

- HS đếm số

- Nhận xét

Bài 3:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào.

- ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không

- GV nhận xét kết luận

- HS nêu

-HS quan sát

-HS đếm

-Hs trả lời

-HS nhận xét

Bài 4:

- Nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét bổ sung

- HS nhắc lại yêu cầu

- Quan sát tranh

- HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

Tài liệu này bao gồm môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội và Đạo Đức,.... Tài liệu trên được biên soạn và được thiết kế theo chủ đề, hệ thống các bài tập, ví dụ minh họa được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, đảm bảo tính phân hóa cao, phục vụ cho tất cả các em học sinh, giúp giáo viên và học sinh triển khai hiệu quả việc dạy học và học tập.

Ngoài Giáo án lớp 1 học kì 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ các môn trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Kết nối tri thức với cuộc sống

    Xem thêm