• Cường độ điện trường E là đại lượng vectơ, gọi là vectơ cường độ điện trường (hay gọi tắt là vectơ điện trường).
• Vectơ điện trường E tại một điểm có:
- Phương và chiều của lực tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đó.
- Chiều dài (Môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.
- Không phụ thuộc độ lớn của điện tích thử q.
Bạn tham khảo lời giải tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-20-21-sgk-vat-ly-lop-11-dien-truong-va-cuong-do-dien-truong-duong-suc-dien-116990 này bạn ơi
Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) đặc biệt bao xung quanh hạt mang điện tích và gắn liền với điện tích đó.
Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Bạn tham khảo tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-20-21-sgk-vat-ly-lop-11-dien-truong-va-cuong-do-dien-truong-duong-suc-dien-116990 này bạn ơi
Bạn tham khảo tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-20-21-sgk-vat-ly-lop-11-dien-truong-va-cuong-do-dien-truong-duong-suc-dien-116990 này bạn ơi
Trong bài https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-14-sgk-vat-ly-lop-11-thuyet-electron-dinh-luat-bao-toan-dien-tich-116982 có lời giải này bạn ơi
Đáp án D.
Thoạt đầu M bị hút dính vào Q do hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng. Khi dính vào Q nó lại bị nhiễm điện tiếp xúc với Q nên cùng dấu với Q và bị đẩy ra xa.
Định luật bảo toàn điện tích.
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Khi cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm thì sau khi tách ra, hai quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu (cùng dấu với quả cầu có điện tích lớn hơn).
Giải thích: Giả sử trước khi tiếp xúc, quả cầu A tích điện dương (q1) và quả cầu B tích điện âm (−q2) với q1>|q2|. Tổng đại số các điện tích là q1−q2=q>0. Trong quá trình tiếp xúc, có sự dịch chuyển êlectron từ quả cầu B sang qua cầu A. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu mang điện tích dương q′1 và q′2 với q′1+q′2=q
Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng:
Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.1). Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện .
Giải thích:
Điện tích dương ở quả cầu A sẽ hút các êlectron tự do trong thanh kim loại MN về phía nó. Vì vậy, ở đầu M gần quả cầu A sẽ thừa êlectron nên nhiếm điện âm, còn đầu N thiếu êlectron nên nhiễm điện dương.
Khi đưa quả cầu A ra xa thì không có lực tương tác tĩnh điện nên các điện tích sắp xếp một cách mất trật tự và thanh MN trở về trạng thái trung hòa về điện.
Khi quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện dương thì một phần trong sô êlectron ở quả cầu truyền sang thanh kim loại. Vì thế quả cầu kim loại cũng thiếu êlectron nên nó nhiễm điện dương.