Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nào bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Quy định mới nhất về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Khi nào bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? Đây là băn khoăn của nhiều giáo viên và các địa phương hiện nay. Trong khi chờ các quy định về việc cắt giảm chứng chỉ có hiệu lực, thì việc thăng hạng, bổ nhiệm, xếp lương của giáo viên sẽ thực hiện theo quy định nào?

Giáo viên băn khoăn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT để lấy ý kiến giáo viên cả nước. Về cơ bản, dự thảo thông tư đã giải quyết được 5 vấn đề gây bức xúc cho giáo viên lâu nay.

Thứ nhất, bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng. Thứ hai, bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp. Thứ ba, không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ.

Thứ tư, giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm. Thứ năm, giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới.

Đây đều là những điểm bất cộng trong chùm thông tư 01, 02, 03, 04 ban hành từ tháng 3.2021. Ghi nhận ý kiến của giáo viên về những bất cập này và kiến nghị Bộ GDĐT có những sửa đổi theo hướng cắt giảm tối đa quy định về văn bằng, chứng chỉ trong việc thăng hạng, xếp lương cho giáo viên.

Những giờ qua, trước thông tin Bộ GDĐT công bố những điểm mới của dự thảo Thông tư sửa đổi chùm thông tư nói trên, giáo viên bày tỏ sự vui mừng, cảm ơn Bộ GDĐT đã lắng nghe tiếng nói của thầy cô.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều ý kiến băn khoăn, trong thời gian chờ Thông tư sửa đổi chính thức có hiệu lực, việc thăng hạng, xếp lương cho giáo viên sẽ thực hiện theo quy định nào để đảm bảo quyền lợi của giáo viên.

Bởi nếu địa phương chờ thông tư mới ban hành và có hiệu lực mới tiến hành xét thăng hạng, xếp lương cho giáo viên, thì những thầy cô đến thời gian được chuyển hạng sẽ bị thiệt thòi, bị chậm việc tăng lương. Còn nếu thực hiện theo chùm thông tư cũ thì nhiều giáo viên lại thiếu tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ.

Giữ đúng tinh thần cắt giảm chứng chỉ cho giáo viên

Về những băn khoăn này, theo đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT), trong lúc chờ sửa đổi, ban hành thông tư hướng dẫn, Bộ GDĐT đã có công văn số 5392/BGDĐT-NGCBQLGD gửi các Sở GDĐT về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Văn bản quy định rất rõ, địa phương cân nhắc việc tổ chức mới các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

“Về nguyên tắc, dù Bộ GDĐT sửa hay chưa sửa chùm thông tư về bổ nhiệm xếp lương giáo viên thì Nghị định của Chính phủ là văn bản vi phạm pháp luật có tính pháp lí cao hơn, buộc các địa phương phải thực hiện theo.

Chúng tôi cũng đã lường trước việc địa phương có thể ồ ạt ép giáo viên đi học chứng chỉ này nên đã ban hành công văn số 5392. Tôi đề nghị trong lúc Bộ GDĐT đang sửa thông tư, các đơn vị nghiên cứu và thực hiện nghiêm theo Nghị định 89, giữ đúng tinh thần cắt giảm chứng chỉ cho giáo viên” – đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết.

Đánh giá bài viết
2 367
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm