Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai

Lý thuyết peptit và protein

Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến đến nội dung peptit và protein, hóa 12 chương 3 cũng như đưa ra nội dung lý thuyết. Giúp củng cố nâng cao cũng như rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo. 

Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai

A. Liên kết của nhóm –CO với nhóm –NH- giữa đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tất cả các protein tồn tại ở hai dạng chính là dạng hình sợi và dạng hình cầu, trong đó chỉ có dạng hình cầu tan trong nước tạo thành các dung dịch keo, dạng hình sợi không tan trong nước

Đáp án D.

Lý thuyết peptit protein

I. Peptit

1. Khái niệm

Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit

2. Cấu tạo

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.

3. Tính chất vật lý

Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

4. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau

Trong môi trường trung tính:

n-peptit + (n-1) H2O → aminoaxit

Trong môi trường axit HCl:

n-peptit + (n-1) H2O + (n+x) HCl → muối amoniclorua của aminoaxit

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit

Trong môi trường bazo NaOH:

n-peptit + (n+y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1) H2O

Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit

b) Phản ứng màu biure

Dựa vào phản ứng mẫu của biure: H2N–CO–NH–CO–NH2 + Cu(OH)2 → phức chất màu tím đặc trưng

Amino axit và đipeptit không cho phản ứng này. Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím.

II. Protein

1. Khái niệm

 Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

2. Tính chất vật lý

a. Hình dạng:

Dạng sợi: như keratin (trong tóc), miozin (trong cơ), fibroin (trong tơ tằm)

Dạng cầu: như anbumin (trong lòng trắng trứng), hemoglobin (trong máu)

b. Tính tan:

- Protein hình sợi không tan, protein hình cầu tan

c. Sự đông tụ:

Là sự đông lại của protein và tách ra khỏi dung dịch khi đun nóng hoặc thêm axit, bazơ, muối

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim

Sản phẩm: các α-amino axit

b. Phản ứng màu

Protein trong lòng đỏ trứng + HNO3 đặc → Kết tủa vàng (do sản phẩm có nhóm NO2)

Protein trong lòng đỏ trứng + Cu(OH)2 →Phức chất màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai

A. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit

D. Thủy phân hoàn toàn protein thu được các α−amino axit.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaOH.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3. Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là?

A. tripeptit

B. tetrapeptit

C. pentapeptit

D. đipeptit

Xem đáp án
Đáp án C

Nalanin = m/M = 66,75/89 = 0,75 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

Mpeptit + mH2O = malanin → mH2O = malanin – mpeptit = 66,75 – 55,95 = 10,8 gam

→ nH2O = m/M = 10,8/18 = 0,6 mol

Do X chỉ tạo từ alanin → X có dạng: (Ala)n.

Phương trình hóa học:

(Ala)n + (n-1)H2O → nAla

(n – 1) n mol

0,6 0,75 mol

→ 0,75(n – 1) = 0,6n → n = 5

Vậy X là pentapeptit có công thức: Ala-Ala-Ala-Ala-Ala.

Câu 4. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. X là:

A. metyl aminoaxetat.

B. alanin.

C. glyxin.

D. amoni acrylat.

Xem đáp án
Đáp án D

..........................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Khi nói về peptit và protein phát biểu nào sau đây là sai. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 716
Sắp xếp theo

Hóa 12 - Giải Hoá 12

Xem thêm