Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 1 CTST

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Lịch Sử 10 bài 1

I. Lịch sử

1. Hiện thực lịch sử

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.

- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.

- Con người có khả năng nhận thức hiện thực khách quan, vì vậy lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.

2. Nhận thức lịch sử

- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.

- Có nhiều nhận thức khác nhau về hiện thực lịch sử.

- Để phục dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần nỗ lực tìm kiếm tư liệu; sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.

II. Sử học

1. Khái niệm Sử học

- Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.

2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học

- Đối tượng của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.

- Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- Chức năng

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Khách quan: trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, không thiên vị.

- Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử.

- Tiến bộ: góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp.

- Toàn diện và cụ thể: phản ánh đầy đủ, gắn với không gian, thời gian cụ thể.

5. Khái quát về các nguồn sử liệu

- Sử liệu là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.

- Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, có thể chia thành hai loại sử liệu:

+ Sử liệu trực tiếp: nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, còn gọi là sử liệu gốc.

+ Sử liệu gián tiếp: nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp (hồi kí, kể chuyện lịch sử…)

- Căn cứ vào các dạng thức tồn tại, nguồn sử liệu được chia thành các nhóm chủ yếu:

+ Sử liệu thành văn: văn bản, sách, báo…

+ Sử liệu truyền miệng : ca dao, truyền thuyết…

+ Sử liệu hiện vật : di vật, công trình.

+ Sử liệu kĩ thuật đa phương tiện: phim, ảnh, ghi âm…

6. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

- Phương pháp lịch sử: xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.

- Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.

- Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 1

Câu 1. Sử liệu là gì?

  1. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  2. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
  3. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
  4. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích: Sử liệu là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử. Đó là những dấu vết vật chất và tinh thần của xã hội loài người trong quá khứ, cung cấp thông tin về hiện thực lịch sử. (SGK - Trang 7)

Câu 2. Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?

  1. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
  2. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
  3. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
  4. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành hai loại:

- Sử liệu trực tiếp: là nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, còn gọi là sử liệu gốc. Đây là căn cứ khoa học quan trọng giúp nhà sử học phục dựng bức tranh quá khứ.

- Sử liệu gián tiếp: là nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp (hồi kí, kể chuyện lịch sử,…) (SGK - Trang 7)

Câu 3. Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào sau đây?

  1. Sử liệu thành văn.
  2. Sử liệu gốc.
  3. Sử liệu truyền miệng.
  4. Sử liệu hiện vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, nguồn sử liệu được phân thành các nhóm chủ yếu:

- Sử liệu thành văn (văn bản, sách, báo,…)

- Sử liệu truyền miệng (ca dao, truyền thuyết,…)

- Sử liệu hiện vật (di vật, công trình,…)

- Sử liệu kĩ thuật đa phương tiện (phim, ảnh, ghi âm,…) (SGK - Trang 7)

Câu 4. Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?

  1. Sử liệu truyền miệng.
  2. Sử liệu đa phương tiện.
  3. Sử liệu thành văn.
  4. Sử liệu hiện vật.

Đáp án: D

Giải thích: Rìu tay Núi Đọ là sử liệu hiện vật. Đây là di chỉ khảo cổ học thời kì đồ đá cũ ở Việt Nam.

Câu 5. Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là

  1. phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
  2. phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
  3. phương pháp điền dã và phương pháp phỏng vấn.
  4. phương pháp logic và phương pháp đồng đại.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong nghiên cứu lịch sử có hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Ngoài ra, các nhà sử học cũng kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp điền dã, phỏng vấn nhân chứng và cách tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 8)

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử?

  1. Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng.
  2. Chú trọng đến các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.
  3. Chỉ vạch ra khuynh hướng vận động của lịch sử.
  4. Nhằm mục đích vạch ra bản chất của sự kiện, hiện tượng.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic đều là phương nghiên cứu các sự vật, hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, phương pháp lịch sử lại xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc); còn phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử. (SGK - Trang 8)

Câu 7. Lịch sử là gì?

  1. Là khoa học dự đoán về tương lai.
  2. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
  3. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  4. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người. (SGK - Trang 4)

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

  1. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
  2. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
  3. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
  4. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.

Câu 9. Nhận thức lịch sử là gì?

  1. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
  2. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
  3. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
  4. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

Đáp án: D

Giải thích: Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau. (SGK - Trang 5)

Câu 10. Sử học là gì?

  1. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
  2. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  3. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
  4. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng. (SGK - Trang 5)

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch sử lớp 10, Lịch sử 10 Cánh Diều, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Milky Nugget
    Milky Nugget

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 18/02/23
    • Su kem
      Su kem

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 18/02/23
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 18/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Lịch sử 10 CTST

        Xem thêm