Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 9
Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 9. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả Lịch sử 12 cao hơn. Mời các bạn tham khảo.
Câu 1. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng bảo an
C. Hội đồng kinh tế và xã hội
D. Tòa án quốc tế
Câu 2. Ý nào dưới đây là đúng?
A. Hiện nay, những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vẫn được tất cả các nước thành viên tuân thủ chặt chẽ.
B. Hiện nay, vấn đề cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu Liên hợp quốc cho phù hợp với tình hình mới đang được đặt ra.
C. Hiện nay, Liên họp quốc đảm bảo và phát huy có hiệu quả cao nhất vai trò trong giữ hòa binh và an ninh thế giới.
D. Hiện nay, vấn đề chung sống hòa bình và sự nhất trí giũa năm cường quốc trong Liên hợp quốc đang có nguy cơ phá sản.
Câu 3. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Âu và Mĩ la tinh.
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước XHCN.
Câu 4. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh là
A. trở thành trụ cột trong Trật tự thế giới hai cục.
B. ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại đề mở rộng ảnh hưởng,
C. trở thành đồng minh trong Hội đồng Bảo an hiên hợp quốc.
D. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
Câu 5. Sự kiện nào ở khu vục Đông Bắc Á là biểu hiện của cuộc chiến tranh cục hộ và sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh
A. Hàn Quốc trở thành "con rồng" kinh tế châu Á nổi trội nhất.
B. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên và sự ra đời của hai nhà nước đối lập nhau.
C. Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" và Đài Loan, Hồng Công trở thành "con rồng kinh tế châu Á.
D. Hồng Công và Ma Cao trở về Trung Quốc
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa tuyên bố độc lập
B. Tiến hành cuộc kháng chiên chống Pháp xâm lược trở lại
C. Gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
Câu 7. Quyền dân tộc cơ bản cua ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận?
A. Hội nghị Giơncvơ nânămtn 1954 về Đông Dương.
B. Hôi nghị Giơncvơ năm 1954 về châu Á.
C. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.
D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam.
Câu 8. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau về nước Mĩ sau năm 1945 theo trình tự thời gian 1 Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài ; 2. Tổng thống Truman triển khai "chiến lược toàn cầu" với tham vọng làm bá chủ thế giới; 3. Mĩ vả Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ; 4. Vụ khủng bố tại Trung tâm thương mại ở Niu Oóc ; 5. Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
A. 1, 3, 4, 2, 5.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 2, 1, 3, 5, 4.
D. 4, 1, 3, 2, 5.
Câu 9. Mĩ xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống
A. G.Bush (cha).
B. G.Bush (con).
C. B.Clintơn.
D. R.Rigân.
Câu 10. Mục tiêu của Mĩ khi phát động Chiến tranh lạnh là
A. ngăn chặn sự mở rộng của CNXH từ Liên Xô lan sang Đông Âu và thế giới.
B. cô lập Liên Xô đế từng bước thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới,
C. chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản.
D. chống lại các lực lượng tiến bộ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Câu 11. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam là quyết định của
A. Hội nghị Pốtxđam.
B. Hội nghị Giơnevơ về Triều Tiên và Đông Dương,
C. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
D. Hội nghị Pari.
Câu 12. Tổ chức nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Tồ chức Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA),
C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Câu 13. Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao
B. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam.
C. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
D. Đâu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa.
Câu 14. Những ngành nào sau đây không có trong danh mục đầu tư của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường.
B. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su.
C. Kinh doanh ngân hàng.
D. Chế tạo máy và đóng tàu.
Câu 15. Những giai cấp nào có thể tập hợp vào phong trào dân tộc dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản dân tộc.
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Công nhân, nông dân.
D. Công nhân, nông dân, tư sản, địa chủ.
Câu 16. Mục đích của phong trào "vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1928) là gì?
A. Tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
B. Tạo điều kiện cho cán bộ của Hội tự rèn luyện qua cuộc sống lao động,
C. Xây dựng các cơ sở của Hội ở trong và ngoài nước.
D. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.
Câu 17. Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý nghĩa của sự kiện nào?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Phong trào "vô sản hóa".
C. Phong trào đòi tự do dân chủ.
D. Phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 18. Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trực tiếp gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc là
A. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), ra báo Thanh niên.
B. bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. thực hiện chủ trương "vô sản hóa".
D. tổ chức các cuộc bãi công của công nhân ở Hải Phòng, Vinh, Hà Nội
Câu 19. Ý nào không phải là hoàn cảnh dẫn tới Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
A. Năm 1929, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong.
B. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản (năm 1929) và hoạt động riêng rẽ gây trở ngại cho cách mạng.
C. Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
D. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản bắt đầu từ ngày 6 - 1 - 1930.
Câu 20. Ý nào không phản ánh sự suy giảm của các ngành kinh tế ở Việt Nam trong những hăm 1929- 1933?
A. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.
B. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.
C. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.
D. Chính quyền thực dân đặt ra rất nhiều loại thuế, phí để tận thu.
Câu 21. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là gì?
A. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
B. Đánh đồ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
C. Đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến.
D. Thực hiện đoàn kết quốc tế, thực hiện chuyên chính vô sản.
Câu 22. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là
A. xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.
B. xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến sau.
C. xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.
Câu 23. Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ 1936 - 1939 mà Đảng ta đề ra là
A. đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hòan toàn độc lập.
B. tịch thu mộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày nghèo
C. chổng phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
D. giành độc lập dân tộc, mộng đất cho dân cày
Câu 24. Khi quân Nhật tiến vào miền Bắc Việt Nam (9 - 1940), thực Pháp đã
A. phối hợp với những người cộng sản và nhân dân Đông Dương chống quân Nhật.
B. nhanh chóng đầu hảng quân Nhật,
C. chống lại cả nhân dân Đông Dương và phát xít Nhật.
D. hợp tác với quân Nhật, cùng nhau cai trị Đông Dương.
Câu 25. Nội dung nào không phải là chính sách cai trị của phát xít Nhật từ khi vào Đông Dương (9 - 1940)?
A. Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu.
B. Yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản như than, sắt, cao su,...
C. Đầu tư vào nhiều ngành phục vụ nhu cầu quân sự.
D. Thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
Câu 26. Để giải quyết trước mắt nạn đói trong những năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì?
A. Tăng gia sản xuất.
B. Thực hành tiết kiệm.
C. Nhường cơm sẻ áo.
D. Tổ chức hũ gạo cứu đói.
Câu 27. Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) được đánh giá là
A. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
B. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược,
C. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. vừa cứng rán, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
Câu 28. Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Xả súng vào đám đông ngày 2-9-1945 như nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập.
B. Đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn ngày 23-9-1945.
C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 6-1-1946.
D. Cấu kết với thực dân Anh ngay khi đặt chân xâm lược nước ta.
Câu 29. Câu văn thể hiện thiện chí của ta trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" là gì?
A. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta kí Hiệp định Sơ bộ.
B. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta kí Tạm ước.
C. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ra đã nhân nhượng.
D. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã kháng chiến
Câu 30. Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta trong đông - xuân 1953 - 1954 ra sao?
A. Tiên công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
B. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược ở các đô thị lớn.
C. Tiến công địch ở rừng núi - nơi lực lượng của chúng mỏng, dễ bị tiêu diệt.
D. Đồng loạt tiến công địch ở nhiều chiến trường, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phổ không thể tập trung quân được.
Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954?
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
D. Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Câu 32. Giải quyết được nạn đói kinh niên ở miền Bắc ; có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Trung ương quản lí ; khôi phục 700km đường sắt, làm mới hàng nghìn kilômét đường ô tô, xây dựng nhiều bến cảng ; thực hiện chương trình giáo dục 10 năm,... Đó là thành tựu miền Bắc đạt được trong
A. cải cách ruộng đất.
B. khôi phục kinh tế.
C. cải tạo quan hệ sản xuất.
D. thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên.
Câu 33. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập "ấp chiến lược" trong những năm 1961 - 1965 là gì?
A. Củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.
B. Mở rộng vừng kiểm soát.
C. Đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam.
D. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Câu 34. Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1965, Đảng đã chù trương thành lập cơ quan hay lực lượng nào ở miền Nam?
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam.
D. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968)?
A. "Trả đũa" việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
B. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bẳc.
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
D. Làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước
Câu 36. Điểm giống nhau của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
B. Gắn "Việt Nam hoá chiến tranh" với "Đông Dương hoá chiến tranh".
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 37. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của "Việt Nam hoá chiến tranh"?
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong ba năm 1969,1970,1971.
B. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.
D. Do tháng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
Câu 38. Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là
A. đánh cho "Mĩ cút", đánh cho "nguy nhào".
B. làm phá sản hòan toàn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ.
C. Mĩ buộc phải rút khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "Mĩ cút", "nguỵ nhào".
Câu 39. Ý nào sau đây không phải là khó khăn của cách mạng miền Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Nhiều làng mạc bị tàn phá.
B. Nửa triệu hécta ruộng đất bị bỏ hoang.
C. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.
D. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 40. Trong 15 năm đổi mới, thành tựu quàn trọng nhất mà nền nông nghiệp nước ta đạt được là
A. đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
B. nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới (năm 2000).
C. thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
D. góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội
Đáp án câu hỏi ôn thi Đại học môn Lịch Sử đề số 9
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | B | B | B | B | C | A | C | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | A | B | D | A | A | A | A | D | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | A | A | C | B | D | C | C | B | C | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | B | C | C | A | D | B | C | D | D |
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 1
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 2
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 3
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 4
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 5
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 6
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 7
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 8
- Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.