Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 4
Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 4. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả Lịch sử 12 cao hơn. Mời các bạn tham khảo.
Câu 1. Hội nghị lanta chấp nhận nhiều điều kiện để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, ngoại trừ
A. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904).
B. Liên Xô chiêm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
C. Ttrả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
D. Giữ nguyên trạng Trung Quốc.
Câu 2. Lí do Liên Xô đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì?
A. Để chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì "Trật tự thế giới hai cực".
B. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phấn đấu nhanh chóng xây dựng thành công chế độ XHCN.
C. Muốn canh tranh vị thế cường quốc với nước Mĩ.
D. Vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước Tây Âu.
Câu 3. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ, ngoại trừ
A. Đông Timo.
B. Thái Lan,
C. Philíppin.
D. Xingapo.
Câu 4. Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
A. Inđônexia, Việt Nam, Lào.
B. Campuchia, Malaixia, Brunây
C. Inđônexia, Việt Nam, Malaixia,
D. Miến Điện, Việt Nam, Philíppin
Câu 5. Nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 là gì?
A. Thời cơ thuận lợi - Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
B. Tình đoàn kết của nhân dân hai nước.
C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của hai dân tộc.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 6. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới,
C. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.
D. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 7. Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ ra sao?
A. Đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối.
B. Vẫn đứng đầu thế giới tư bản, nhưng đã suy giảm nhiều so với trước,
C. Tụt xuống hàng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản).
D. Ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 8. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc
A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mình.
B. ngăn chặn, đấy lùi được CNXH trên phạm vi thế giới.
C. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.
C. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực".
D. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.
Câu 10. Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại lớn nhất của Mĩ là gì?
A. CNXH trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông châu Á.
B. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
C. Nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
Câu 11. Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là
A. Các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôi bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang mang thai.
B. Các nhà khoa học đã giải mã thành công "Bản đồ gen người".
C. Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ bay vào không gian.
D. Nước Mĩ phóng tên lửa đẩy phá vỡ được thiên thạch lớn đang lao về Trái Đất.
Câu 12. Những thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xoá bỏ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa thực dân trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B. Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
C. Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
D. Kháng chiến chống Pháp (1945 -1954), kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Khôi phục lại địa vị của nước Pháp trong thế giới TBCN.
C. Trả cho Nga khoản Pháp vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ.
D. Bồi thường chiến phí cho những nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 14. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Cao su và than là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
B. Thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về hai mặt hàng này.
C. Khai thác hai ngành này, Pháp tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận lâu dài.
D. Cao su và than của Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới.
Câu 15. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam ra sao?
A. Phát triển tương đối độc lập, tự chủ.
B. Có sự phát triển nhất định nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp,
C. Lạc hậu, què quặt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. Phát triển, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Câu 16. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biển ra sao?
A. Biến đổi sâu sắc, các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ) ngày càng phân hoá, các giai cấp và tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản) xuất hiện, giai cấp công nhân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
B. Có sự thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực
C. Trình độ dân trí và văn hoá của nhân dân được nâng cao hơn trước.
D. Do kinh tế khởi sắc, mâu thuẫn xã hội được xoa dịu.
Câu 17. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tuyên truyền sâu rộng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.
C. Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
D. Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt ngọn cờ theo trào lưu tư sản trong phong trào, dân tộc đầu thế kỉ XX?
A. Phong trào Duy tân.
B. Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930).
C. Phong trào của công nhân đồn điền Phú Riềng (2-1930).
D. Phong trào của công nhân ở Vinh - Bến Thuỷ.
Câu 19. Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. uy tín của Đảng được nâng cao, cán bộ được tôi luyện qua những thử thách trong phong trào đấu tranh.
B. tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị của đảng viên được nâng cao.
C. tập hợp được lực lượng công - nông hùng mạnh hàng triệu người.
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng đông đảo, sử dụng phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 20. Tại sao trong thời kì 1936 - 1939, Đảng lại đưa một số cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai?
A. Tình hình thế giới có sự thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta.
B. Tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh.
C. Chỉnh phủ mới ở Pháp đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D. Thực hiện nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.
Câu 21. Điểm khác trong việc xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936 - 1939 so với thời kì 1930 - 1931 là
A. Chống đế quốc, phản động tay sai.
B. Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
C. chống đế quốc, chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 22. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta trong những năm 1939 - 1945 được xây dựng ở
A. Bắc Son - Võ Nhai.
B. Cao Bằng.
C. Cao - Bắc - Lạng.
D. Khu giải phóng Việt Bắc.
Câu 23. Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
Câu 24. Thời điểm nào được Đảng ta xác định là "thời cơ ngàn năm có một" để thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít.
B. Khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
C. Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai hoang mang lo sợ.
D. Khi các yếu tố chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa đã đầy đủ, nhân dân sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
Câu 25. Nhiệm vụ chiến lược mà Đảng ta xác định để giữ vững thành quà cách mạng trong những năm 1945 - 1946 là
A. thành lập chính phủ chính thức.
B. thực hiện nền giáo dục mới.
C. quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
D. củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng, ra sức xây dựng chế độ mới.
Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946?
A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân.
B. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Thực hiện liên minh công - nông.
D. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của cuộc kháng, chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 27. Vì sao Đảng và Chính phủ ta chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc?
A. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh, quân Pháp, cùng bọn tay sai phản động.
C. Lực lượng của ta còn yếu cần phải hòa hoãn để có thời gian củng cố lực lượng.
D. Kéo dài thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết không thể tránh khỏi.
Câu 28. Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đã có tác dụng ra sao?
A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do.
B. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.
C. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng.
D. Mượn quân Trung Hoa Dân quốc đuổi quân Pháp về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 29. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Nêu cao vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng và giai cấp công nhân.
B. Tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
C. Làm cho nhân dân thế giới hiểu về cách mạng Việt Nam.
D. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trưởng thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
Câu 30. Điểm mấu chốt của kế hoạch Nava là gì?
A. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, mở một số cuộc tiến công chiến lược.
B. Phân tán lực lượng để chủ động đối phó với các mũi tiến công của quân ta.
C. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào.
D. Tập trung binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh.
Câu 31. Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết là
A. Tiến hành cách mạng XHCN ờ miền Bắc.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà.
D. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc.
Câu 32. "Trong hơn 2 năm, miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ". Đó là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ nào?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Khôi phục kinh tể.
C. Cải tạo XHCN.
D. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).
Câu 33. Thời gian dầu sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam đã sử dụng biện pháp nào để đấu tranh chống Mĩ - Diệm?
A. Biểu tình có vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. Bất hợp tác.
D. Bạo lực cách mạng.
Câu 34. Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: "Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng"
A. con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm.
B. "phong trào hòa bình" của trí thức và các tầng lớp nhân dân.
C. con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ Diệm.
D. con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
Câu 35. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là
A. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
B. Xây dựng CNXH ở miền Bẳc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
D. Thống nhất đất nước, thu non sông về một mối.
Câu 36. Tại sao đến năm 1965, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
A. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản hoàn toàn.
B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh Việt Nam.
C. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
D. Mĩ lo ngại sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 37. Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ là
A. Áp Bắc (Mĩ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi) và Đồng Xoài (Bình Phước).
B. Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
D. An Lão (Bình Đinh) và Bình Giã (Bà Rịa).
Câu 38. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là gì?
A. Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mĩ buộc phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta để bàn về chấm dứt chiến tranh.
D. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Câu 39. Sự thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI (1976) có ý nghĩa ra sao?
A. Hoàn thành công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
C. Bầu ra được các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
D. Quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 40. Tại sao trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế?
A. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lĩnh vực khác.
B. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Những khó khăn của đất nước đều bắt nguồn từ những khó khăn về kinh tế.
D. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu.
Đáp án câu hỏi ôn thi Đại học môn Lịch Sử đề số 4
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | B | A | D | B | B | B | B | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | D | D | B | A | D | B | D | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | D | A | B | C | D | D | A | C | D | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | D | A | B | D | C | A | B | D | A | C |
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 1
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 2
- Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 3
- Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Vật lý năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Lịch Sử có đáp án - Đề số 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.