Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Văn tiến Võ Văn học lớp 12

Phân tích 9 câu đầu của bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Phân tích 9 câu đầu của bài Đất Nước từ đó nhận xét về nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm trong cách cảm nhận về đất nước

3
3 Câu trả lời
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    Dàn ý cho bài viết:

    a. Mở bài:

    - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm:

    + Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phong cách thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính luận.

    + Bài thơ “Đất nước” trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng. “Đất nước” ra đời với mục đích khơi gợi tình yêu nước thẳm sâu, kêu gọi giới trẻ miền Nam hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc.

    - Trích xuất 9 câu thơ đầu.

    + Nội dung chính của đoạn thơ: thể hiện quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn của Đất nước.

    b. Thân bài

    * Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ?

    + Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy:

    “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi” - Đất nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai.

    + Tác giả cảm nhận Đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” -> gợi những bài học về đạo lý làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.

    * Luận điểm 2: Quá trình hình thành Đất nước?

    + Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung.

    + Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ.

    + Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ chồng sắt son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”.

    + Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt.

    + Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.

    => Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn liền với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất nước cũng đã kết tinh thành linh hồn dân tộc. Đất nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha.

    Kết bài:

    - Đúc kết lại cảm nhận của em về 9 câu thơ đầu bài Đất nước

    - Khẳng định Đất nước đối với Nguyễn Khoa Điềm chính là những gì bình thường, gần gũi nhất.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 15/12/22
    • Cún Con
      Cún Con

      Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phong cách thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mang đậm chất trữ tình chính luận. Bài thơ "Đất nước" được trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của ông Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay và xúc động về tình cảm của một người con với Tổ quốc yêu thương của mình. Trong bài thơ, đất nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:

      “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

      Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

      Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

      Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”

      Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc giàu giá trị văn hóa, giá trị nhân văn sâu sắc.

      Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” quen thuộc với chúng ta, nó thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ hay kể, trong những lời ru tha thiết. Nó thể hiện sự kì diệu về sự sinh thành và phát triển của Đất nước, của những đặc trưng rất riêng của con người Đất nước. Hình ảnh Đất nước vừa hiện lên vừa giản dị gần gũi, vừa thiêng liêng sâu lắng bởi nó gắn với thế giới tâm hồn con người, được nuôi dưỡng bởi việc truyền đời cho con cháu đời sau, những cái “ngày xưa” ấy là bao kỉ niệm cho những chiến tích, những dấu ấn lịch sử văn hóa đã qua. Đất nước được nói đến qua khía cạnh, bắt đầu với miếng trầu có nghĩa là Đất nước được hình thành trong lối sống tình nghĩa. “Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”, thể hiện lối sống giản dị, chân chất của con người Đất nước. Lối sống nghĩa tình ấy trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Đất nước được hình thành trong tình yêu nhưng lại lớn mạnh và trưởng thành nhờ những cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc

      “Tóc mẹ thì bới sau đầu
      Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
      Cái kèo cái cột thành tên
      Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

      Hình ảnh người phụ nữ Việt với mái tóc bới sau đầu, hình ảnh thật gần gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ, gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ vất vả nhưng vẫn duyên dáng, đẹp dịu hiền, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không thay đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng.

      Đất nước còn hiện lên trong sự gắn liền với một lối sống đẹp, cái cội nguồn của sự sống, đó chính là ân nghĩa vợ chồng. Con người Việt ta từ xưa đã luôn coi trọng đạo lý, coi gia đình và hôn nhân là điều thiêng liêng và đáng trân trọng. Cha mẹ sinh ra coi cái không phải nuôi con do trách nhiệm mà đó là nghĩa tình, đó là niềm hạnh phúc sum vầy của tình cảm gia đình, càng đông càng vui. Cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng sự thủy chung, sắt son “đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn” đã giúp cho người Việt ta vượt lên tất cả. Cuộc sống bấp bênh, nhiều khó khăn vất vả, chỉ có “gừng cay” và “muối mặn” chứ ít khi ngọt ngào nhưng cũng chính vì lẽ đó mà con người ta biết trân trọng hạnh phúc nhiều hơn.

      Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những hoàn cảnh đầy thử thách thật đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống trọn nghĩa, trọn tình, thuỷ chung đã trở thành một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời. Cũng chính từ cái tình cảm đáng quý ấy là một tấm gương, bài học đáng quý truyền đời cho các thế hệ sau về cách sống nhân nghĩa ân tình này.

      Đất nước còn được gắn liền với những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc “cái kèo, cái cột” nhưng chính những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy đã tạo nên một mái ấm gia đình, làng xóm, quê hương, Đất nước. Đất nước hiện lên qua cuộc sống lao động sinh hoạt: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Sự hình thành và phát triển của Đất nước là một quá trình lâu dài, nhờ những giọt mồ hôi của công sức lao động vất vả, một nắng hai sương mà có được. Con người lao động đã biết “xay, giã, giần, sàng” để tạo nên hạt gạo để xây dựng Đất nước no ấm. Những hình ảnh trên đều gần gũi, chân thành vô cùng. Cũng chính đi đi lên và trưởng thành trong gian khó mà nhân dân ta biết thương nhau, biết đến sự đoàn kết nhiều hơn, biết trân trọng những giá trị lao động và hun đúc ý chí con người quật cường và gan dạ.

      Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có điểm nhìn rất gần gũi, thân thuộc bình dị để miêu tả về Đất nước. Đến với bài thơ ta càng thêm thấu hiểu về quê hương Đất nước với những truyền thống, nét văn hóa đáng trân trọng và ngợi ca. Đất nước trong chúng ta chính là những tình cảm thân thương và gần gũi nhất.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 15/12/22
      • Hươu Con
        Hươu Con

        Bạn xem thêm bài: https://vndoc.com/phan-tich-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-diem-87614

        Trả lời hay
        1 Trả lời 15/12/22

        Văn học

        Xem thêm