Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Ký” của Tú Xương

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Ký” của Tú Xương gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Ký” của Tú Xương

Là một nhân chứng của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Trần Tế Xương chấp nhận cảnh “Chạy ăn từng cảnh toát mồ hôi”, dù ông có đậm dọa “Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây”, nhưng cho đến khi nhắm mắt ông vẫn chỉ sống thanh bạch, nhờ một tay người vợ xoay xở.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Chính vì thế Tú Xương càng bật ra tiếng thơ hài hước đến mức cay độc khi phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội, mà “cô Kí” là một đối tượng có sức gợi cảm nên thơ.

Có lẽ khi cô Kí còn sống, Tú Xương đã ngán ngẩm lắm rồi khi nghĩ đến nhân tình thế thái. Nhưng vì sau khi cô Kí chết, ông mới có thơ về cô. Và chăng khi người nằm xuống, chấm dứt một cuộc đời, nhưng lại để lại một câu chuyện hay hay? Có thể đem ra trình làng!

Cho nên tác giả làm như ngạc nhiên mà thật ra là để mở đầu câu chuyện một cách ngộ nghĩnh:

“Cô Kí sao mà đã chết ngay,

Ô hay! Giời chẳng nể ông Tây…”

Như vậy, ở hai câu đầu, ta đã thấy lộ ra ba nhân vật: “Cô Kí- ông Tây” và bóng dáng mờ nhạt của thầy Kí, đằng sau tên “cô Kí”. Những từ rất Nôm - thường thấy trong bút pháp thơ Đường luật của Tú Xương:

“Ô hay… mà sao…”

Như vậy, người đã chết nhưng “chưa hết chuyện”. Đọc qua lời thơ, ta nghe như tác giả kêu lên, có thể “diễn Nôm” hai câu thơ này như sau:

“Ôi, cô Kí ơi! Sao cô đi đâu? Vội vã thế?”

Sao cô không sống nữa với thầy Kí và ông Tây? Sao cô “đi sớm thế?”.

Và khi đọc lại… càng đọc… ta càng thấy những lời gay gắt, nêu hiểu cái nghĩa sâu kín của lời thơ:

“Sao cô Kí lại lìa đời thanh thản dễ dàng thế?”

Cô làm nên bao nhiêu chuyện, sao không ở lại mà thụ hưởng hậu quả…?

Với cách hiểu đó ta thấy tác giả mở đầu câu chuyện về cái chết của cô Kí bằng sự trách cứ bâng quơ, nếu không muốn nói là ỡm ờ:

“Ô hay! Giời chẳng nể ông Tây?”

Nhịp thơ 2/5 phá cách để diễn tả một lời than thật Việt Nam để gởi gắm với ẩn ý rằng:

“Đáng đời ông lắm! Ông có là ông Tây, là viên Cẩm thì giời củng không tha cô gái – già nhân ngãi, non vợ chồng này!”

Thật là một giọng thơ tài tình “ý tại ngôn ngoại”.

Chua chát hơn, tác giả dùng lời nói ngược để mỉa mai cô Kí trong từ “gái tơ” – một từ để chỉ cô gái ngây thơ trong trắng- Đã thế, gái tơ mà lại “đi lấy làm hai họ”. Câu thơ tuy lắt léo nhưng không đến nỗi khó hiểu.

Nghĩa là cô Kí làm vợ bé của thầy Kí – thế đã là một chuyện để tác giả kết án: “đua nhau lấy các thầy”. Ớ đây cô Kí lại làm vợ – làm dâu hai họ: “họ nhà thầy Kí, họ ông Tây”. Nghệ thuật bình đối được sử dụng thật đắt:

“Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày…”

Năm mới ư? Năm mới có điều gì trong thơ Tú Xương ở lúc này ngoài việc “Gái tơ đi lấy làm hai họ”? Một sự đối lập – một thứ “quái thai” của xã hội đương thời! Cái năm mới này nghe ra còn cay đắng hơn, ngán ngẩm hơn cả cái năm mới mà nhà thơ Vị Xuyên ngồi mà nghe về thiên hạ:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau”

Bằng giọng thơ tài tình của tác giả, người nông cạn có thể hiểu rằng nhà thơ đang nức nở:

“Cô Kí ơi, đang mùa xuân rộn rã, hưởng xuân mới được một ngày… sao cô đã ra đi”

Và tiếp theo nỗi tiếc của tác giả là cái “sự thương” của ông chồng và “nước mắt” của hàng phố:

“Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ

Ông chồng thương đến cái xe tay”

Ồ! Hóa ra… Cô Kí nằm xuống hàng phố khó bằng những câu đối đỏ chói, rực rỡ để đón chào xuân? Và ông chồng… chồng cô thương cô ư?

Không! Không phải thương cô… mà.

“Thương đến cái xe tay”.

Như vậy là khi “người bạn trăm năm” của ông ta nằm xuống, ông chỉ còn nỗi niềm thương oán là: cửa hàng bán xe tây của ông từ nay chẳng còn ai đi lại giao thiệp với ông Cẩm nữa. Ông mở cửa hiệu xe tay, làm cai cu li xa, do ông Cẩm kiểm soát, đánh thuế và điều hành loại xe này.

Thoáng nghe, ta thấy Tú Xương là một người hàng xóm thật dồi dào tình làng nghĩa “hàng phố”. Ông tiếc thương cô Ký với tất cả tấm lòng và oán trách ông trời: sao chẳng “nể ông Tây”.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Ký” của Tú Xương. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Phân tích bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 11

    Xem thêm