Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân)

. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

3
3 Câu trả lời
  • Người Dơi
    Người Dơi

    - Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người luôn tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông bị ám ảnh nặng nề.

    - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng.

    - Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 30/09/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      Phân tích nét nổi bật trong tính cách ông Hai (truyện ngắn Làng, của Kim Lân)

      Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc.

      Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

      Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 30/09/21
      • Người Dơi
        Người Dơi

        Cần phân tích được những nét nổi bật trong tính cách ông Hai như sau:

        - Nét tính cách đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở ông Hai là tình yêu tha thiết đối với làng ông. Mỗi làn “khoe” làng với ai, ông đều nói bằng sự say mê và náo nức lạ thường. Tối này đến tối khác, ông nói đi nói lại về cái làng của ông. Những tâm sự của ông Hai ở nơi tản cư là tâm sự của một người gắn bó với làng tha thiết, yêu làng bằng một niềm tự hào chân chính.

        + Tình yêu làng của ông Hai được thể hiện nổi bật và đậm nét nhất khi ông nghe tin làng ông theo Tây. Tin tức đó như sét đánh ngang tai, ông từ chối tin vào điều đó. “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ.” Ông vô cùng đau đớn, xót xa, tủi nhục giống như niềm tin và tình yêu của ông bị phản bội

        + Tình yêu làng còn trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông, buộc ông phải lựa chọn giữa làng và nước. Ông xấu hổ, trốn tránh mỗi khi nghe thấy ai bàn tán về tin làng chợ Dầu theo Tây, Việt gian. Cái tin đồn quái ác kia trở thành một nỗi ám ảnh, một nỗi sợ vô hình luôn đè nặng lên tâm trí ông. Và rồi đã dứt khoát đi theo kháng chiến, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm sâu đậm với làng quê, và vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ hơn.

        - Bên cạnh tình yêu làng, nhân vật ông Hai còn ghi dấu trong mắt người đọc bằng lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình yêu làng giờ đây đã trở thành tình yêu có ý thức, hòa nhập và lòng yêu nước. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ.”

        - Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới được vẽ lên hoàn chỉnh. Ông Hai như sống lại, khuôn mặt rạng rỡ tươi vui hẳn lên. Một lần nữa, tình yêu làng, yêu nước của ông được thể hiện một cách chân thực, cảm động.

        - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính. Nhân vật được hồi sinh.

        0 Trả lời 30/09/21

        Văn học

        Xem thêm