Tốc độ phản ứng là
Tốc độ phản ứng
Tốc độ phản ứng là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa học 10 Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến tốc độ phản ứng, giúp bạn đọc nhắc lại các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào hoàn thành các câu hỏi bài tập củng cố mà tài liệu đưa ra. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi sẽ giúp bạn đọc nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập một cách thành thạo nhất. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
A. Tốc độ phản ứng là
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng
Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
+ Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
+ Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
Chất xúc tác là chất có tác dụng làm biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại xúc tác dương được sử dụng rộng rãi.
C. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Tốc độ phản ứng là
A. Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm ứng trong một đơn vị thời gian
B. Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm ứng trong khoảng thời gian nhất định.
C. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Để chỉ thời gian xảy ra nhanh hay chậm các chất tham gia phản ứng hóa học.
Tốc độ phản ứng là Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm ứng trong một đơn vị thời gian
Câu 2. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. chất xúc tác làm tăng nồng độ các chất phản ứng.
B. chất xúc tác làm tăng nhiệt độ phản ứng.
C. chất xúc tác làm giảm nhiệt độ phản ứng.
D. chất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì hất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.
Câu 3. Trong một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào tới hệ cân bằng đó?
A. Làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
B. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận
C. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
D. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.
Trong một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì chất xúc tác Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau
Câu 4. Cho phản ứng sau: I2 + Hồ tinh bột ⇔ Dung dịch màu xanh
Biết khi tăng nhiệt độ của hệ thì màu xanh biến mất, khi giảm nhiệt độ thì màu xanh lại xuất hiện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, phản ứng nghịch tỏa nhiệt
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều thu nhiệt
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều tỏa nhiệt
Câu 5. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k) (ΔH < 0). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nồng độ O2
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
Câu 6. Nội dung phát biểu nào sau đây là là chính xác?
A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng.
C. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì chất xúc tác làm tăng nồng độ các chất phản ứng.
----------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tốc độ phản ứng là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.