Tóm tắt nội dung chính bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Tóm tắt nội dung chính bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Tóm tắt nội dung chính bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng là tài liệu học tập môn Ngữ văn lớp 11 sách Cánh Diều mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!
Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng mẫu 1
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” trích Truyện Kiều – Nguyễn Du nói về hình tượng người anh hùng Từ Hải oai phong, lẫm liệt, trọng tình trọng nghĩa. Khi được Từ Hải cứu ra khỏi chốn lầu xanh, Thúy Kiều tỏ lòng biết ơn sâu sắc, nàng không ngờ cuộc đời tối tăm của mình lại có ngày được bừng sáng khi gặp được Từ Hải “chút thân bồ liễu nào mong có rày!”. Ngàng coi Từ Hải là bậc anh hùng giáng thế để giải thoát, giúp nàng rửa sạch oan khiên bụi trần. Công ơn của Từ Hải nàng khắc vào xương, ghim sâu vào dạ. Ấy thế mà Từ Hải lại xem đó là lẽ thường tình vì nàng là tri kỉ, là người nhà, huống hồ gì ông còn là bậc “Quốc sĩ”. Nguyễn Du ngầm thể hiện sự khâm phục, đề cao về con người anh hùng ngang tàn lừng lẫy của Từ Hải. Không những thế, Từ Hải còn là một người thấu tình đạt lý, ông hiểu được nỗi lòng muốn gặp lại người thân, gia đình của Kiều, Ông sẵn sàng “sửa tiệc quân trung” “năm năm hùng cứ”, hùng hổ như “gió quét mưa sa” để dẹp loạn quân thù, kẻ gian tà ác, cũng như dẹp đi bọn người tham quan, vô lại, xảo trá đã đẩy người con gái hồng nhan với kiếp bạc mệnh. Qua đó, Nguyễn Du đã thành công khắc họa hình tượng nhân vật Từ Hải là bậc hảo hán đích thực, đó còn là một bậc từ bi cứu thế cứu đỗi những con người khốn khổ, trớ trêu như cuộc đời của Thúy Kiều.
Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng mẫu 2
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm lừng lẫy của đại thi hào dân tộc nói về số phận của người phụ nữ bị chà đạp, phân biệt đối xử dưới xã hội phong kiến xưa. Xong vẫn có những bậc từ bi giáng thế cứu đỗi, cảm thông cho số phận của họ. Nổi bật là đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” nói về người anh hùng Từ Hải, không quản ngại việc lớn chỉ để cho Thúy Kiều nở nụ cười. Mở đầu đoạn trích là nỗi niềm của Thúy Kiều, nàng coi Từ Hải như một đấng cứu thế “Trồm nhờ sấm sét ra tay” đã kéo mình ra khỏi ngục tù oan trái. Công ơn đó cả đời nàng không thể nào quên, ghim sâu vào dạ. Thế nhưng Từ Hải lại xem đó là việc quá đỗi thường tình của bậc “quốc sĩ”, huống gì ông còn xem nàng là “tri kỉ”. Từ Hải còn không quên khẳng định quyền uy của mình “anh hùng tiếng đã gọi rằng”, ông coi việc giúp Kiều là “việc nhà” nên ta càng hiểu được ông là con người trọng tình trọng nghĩa. Với nét oai hùng, lừng lẫy, sẵn sàng làm nên cơ đồ lừng lẫy, Từ Hải cũng là người có tình có nghĩa khi thấu hiểu được nỗi lòng của Kiều. Biết được Kiều muốn đoàn tụ với gia đình, Từ Hải nguyện xông pha sao cho Kiều hạnh phúc, thì ông mới “cam lòng”. Từ Hải tiến đến đâu như cơn vũ bão càn quét giặc thù đến đó. Bằng những ngôn từ đầy tính quyền uy như: bá vương, sơn hà,...Nguyễn Du miêu tả Từ Hải với khí chất hơn người, như vị thần linh huyền thoại. Quả thật, trong mắt Nguyễn Du, Từ Hải như một con mãnh thú tre trở, cứu đỗi nhưng con người có số phận thấp hèn, bé nhỏ như Thúy Kiều.
Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng mẫu 3
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là một tác phẩm văn học đầy tình cảm của Nguyễn Du trong tiểu thuyết Truyện Kiều. Trong đó, người anh hùng Từ Hải được miêu tả với hình ảnh lừng lẫy và oai phong, đồng thời cũng là người trọng tình trọng nghĩa, từ bi giáng thế cứu đối. Thúy Kiều - nhân vật chính trong tác phẩm, không thể quên công ơn Từ Hải đã giải thoát cô khỏi chốn oan khiên bụi trần. Nàng coi Từ Hải như một vị anh hùng giáng thế để giải thoát cho mình khỏi những bế tắc của cuộc đời. Từ Hải còn là người biết thấu hiểu và đáp ứng nỗi lòng của Kiều, ông sẵn sàng hy sinh để giúp nàng gặp lại người thân, gia đình của mình. Tác phẩm đã thành công vẽ nên hình ảnh một anh hùng đích thực trong lòng độc giả, đồng thời vẫn giữ được sự nhân văn và từ bi của nhân vật này. Anh hùng Từ Hải đã trở thành một biểu tượng văn hóa, một bậc anh hùng đại diện cho lòng từ bi và tinh thần đấu tranh chống lại bất công.
Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng mẫu 4
"Anh hùng tiếng đã gọi rằng" là một tác phẩm văn học lớn của đại thi hào Nguyễn Du, nói về sự đối xử bất công đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong đó, đoạn trích nổi bật nhất chính là câu chuyện về anh hùng Từ Hải, người đã làm mọi cách để giúp Thúy Kiều, người phụ nữ bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn và bất công. Thúy Kiều coi Từ Hải là một vị cứu tinh khi ông giúp nàng thoát khỏi án oan và đưa nàng ra khỏi ngục tù. Tuy nhiên, Từ Hải xem đó là một hành động bình thường của một người có trách nhiệm, và ông cũng coi Thúy Kiều là một người bạn rất quý. Từ Hải là một người đầy uy quyền, có tâm hồn nhân từ và sẵn sàng làm mọi việc để giúp đỡ người khác. Nguyễn Du miêu tả Từ Hải với những từ ngữ oai hùng như "bá vương", "sơn hà", như một vị thần linh huyền thoại. Với Từ Hải, việc giúp đỡ Thúy Kiều là một việc làm nhỏ, tuy nhiên, đó lại là một hành động có ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc đời của Thúy Kiều. Qua câu chuyện về Từ Hải và Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã gửi gắm thông điệp về lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và sự quý trọng đạo đức con người.
Tóm tắt Anh hùng tiếng đã gọi rằng mẫu 5
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, với hình tượng Từ Hải được khắc họa một cách tuyệt vời. Từ Hải là một anh hùng đầy oai phong, trọng tình trọng nghĩa, đã cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh và giúp nàng rửa sạch oan khiên bụi trần. Từ Hải cũng là một người từ bi, hiểu được nỗi lòng của Kiều khi muốn đoàn tụ với gia đình. Vì vậy, ông sẵn sàng đánh đuổi quân thù, giúp đỡ Kiều trong mọi hoàn cảnh, và ngay cả khi không có nàng ở bên cạnh, ông vẫn không ngừng lên kế hoạch để giúp nàng thực hiện ước mơ đoàn tụ với gia đình. Với Từ Hải, việc giúp đỡ Kiều không chỉ là việc nhà, mà là sự thể hiện của trách nhiệm và lòng trọng tình trọng nghĩa. Nguyễn Du đã khéo léo tạo nên hình tượng Từ Hải là một anh hùng đích thực, từ bi và đầy tình cảm, để lấy lại niềm tin vào con người và tình yêu thương trong thời đại của mình.