Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Hóa học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1: Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO2 vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là

A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.

B. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.

C. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.

D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.

Câu 2: Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây an toàn nhất?

A. Rót nhanh axit vào nước.

B. Rót nhanh nước vào axit.

C. Rót từ từ axit vào nước.

D. Rót từ từ nước vào axit.

Câu 3: Rót vào cốc chứa đường saccarozơ khoảng 10 đến 15 ml dung dịch H2SO4 đặc. Hiện tượng quan sát được là

A. Đường tan trong axit tạo thành dung dịch trong suốt.

B. Đường bị hóa than màu nâu đỏ, trên bề mặt than có sủi bọt khí.

C. Đường tan trong axit tạo dung dịch có màu xanh.

D. Đường bị hóa than màu đen, trên bề mặt than có sủi bọt khí.

Câu 4: Cho vào ống nghiệm vài mảnh đồng nhỏ, cho tiếp dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngon lửa đền cồn. Hiện tượng quan sát được là

A. Đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra không màu.

B. Đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.

C. Đồng tan cho dung dịch màu xanh, có bọt khí thoát ra không màu.

D. Đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.

Đáp án trắc nghiệm Hóa 10 Bài 35: Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

1. B

2. C

3. D

4. C

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 37: Bài thực hành số 6, tốc độ phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Đánh giá bài viết
1 321
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 10

    Xem thêm