Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sử 10 bài 39

Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 39: Quốc tế thứ hai được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10 bài: Quốc tế thứ hai

Câu 1: Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

B. Gắn liền những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước.

C. Gắn liền những cuộc bãi công với bãi thị.

D. Gắn liền những cuộc bãi công với tổng bãi công.

Câu 2: Ngày 1 - 5 được lấy làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới. Đó là nghị quyết của:

A. Quốc tế thứ II.

B. Quốc tế thứ III.

C. phong trào công nhân Mĩ.

D. nghị quyết của nhóm Giải phóng lao động Nga.

Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, đời sống công nhân ngày càng khó khăn là do

A. Khủng hoảng kinh tế

B. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ

C. Chính sách chạy đua vũ trang, hiếu chiến của chính phủ các nước tư bản

D. Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc tăng cường bóc lột công nhân, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa và giành giật thị trường

Câu 4: Một trong những quyết nghị của Đại hội Quốc tế thứ hai là:

A. Phải tiến tới thành lập Quốc tế thứ ba.

B. Phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, để cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng.

C. Phải ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân nhiều hơn nữa.

D. Đoàn kết vô sản tất cả các nước lại.

Câu 5: Một trong những nét tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là:

A. Đã đi tiên phong trong đấu tranh giai cấp và dân tộc.

B. Đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

C. Bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác, dẫn đến thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước.

D. Đã đấu tranh kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với chính trị.

Câu 6: Cuộc tổng bãi công của 40 vạn công nhân nước nào đã buộc giới chủ phải nhượng bộ và thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ?

A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Đức

Câu 7: Ngày 1 - 5 - 1886 đi vào lịch sử thế giới, đó là ngày gì?

A. Ngày Quốc tế phụ nữ.

B. Ngày Quốc tế hiến chương.

C. Ngày Quốc tế công nhân.

D. Ngày Quốc tế lao động.

Câu 8: Đại hội Quốc tế thứ hai được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 14 - 8 - 18889. Ở Béc-lin (Đức).

B. Ngày 14 - 7 - 1889. Ở Pa-ri (Pháp).

C. Ngày 14 - 6 - 1886. Ở Luân Đôn (Anh).

D. Ngày 14 - 9 - 1885. Ở Pa-ri (Pháp).

Câu 9: Cho các sự kiện:

1. Năm 1876 Đảng Công nhân xã hội Mĩ ra đời.

2. Nhóm Giải phóng lao động Nga thành lập.

3. Ph. Ăng-ghen qua đời.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 1, 3.

B. 2, 3, 1,

C. 3, 2, 1.

D. 3, 1, 2.

Câu 10: Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1889 đến năm 1914

B. Từ năm 1889 đến năm 1895

C. Từ năm 1889 đến năm 1918

D. Từ năm 1889 đến năm 1919

Câu 11: Ai là linh hồn của Quốc tế thứ hai?

A. Mác.

B. Ăng- ghen.

C. Lê-ni,

D. Tẩt cả đều đúng.

Câu 12: Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở:

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu

C. Châu Âu và Bắc Mĩ.

D. Châu Âu và khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 13: Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở:

A. Các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

B. Châu Âu, Bắc Mĩ và khu vực Mĩ La- tinh,

C. Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mĩ.

D. Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch.

Câu 14: Cuối thế kỉ XIX, nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập như: Đảng Công nhân xã hội Mĩ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp, nhóm Giải phóng lao động Nga. Tổ chức nào được thành lập sớm nhất?

A. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức.

B. Đảng Công nhân xã hội MI.

C. Đảng Công nhân Pháp.

D. Nhóm Giải phóng lao động Nga.

Câu 15: Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1889 đến 1895,

B. Từ năm 1889 đến 1918.

C. Từ năm 1889 đến 1914.

D. Từ năm 1889 đến 1919.

Câu 16: Trong quá trình hoạt động, Quốc tế thứ hai diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng nào?

A. Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản.

B. Khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa.

C. Khuynh hướng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.

D. Khuynh hướng đấu tranh chính trị và khuynh hướng đấu tranh vũ trang.

Câu 17: Năm 1875 gắn với sự kiện nào?

A. Nhóm Giải phóng lao động Nga thành lập.

B. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức thành lập.

C. Đảng Công nhân Pháp thành lập.

D. Liên minh xã hội dân chủ Anh thành lập.

Câu 18: Ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế lãnh đạo để

A. Biểu dương sức mạnh của phong trào công nhân

B. Đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân thế giới

C. Đoàn kết công nhân thế giới

D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Câu 19: Một trong các mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là

A. Đòi đảm bảo đời sống cho người lao động.

B. Đòi tăng lương và đòi quyền dân chủ, đòi giảm giờ làm.

C. Đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D. Đòi thi hành Luật Lao động Quốc tế

Câu 20: Sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu phải

A. Thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.

B. Mặt trận để đoàn kết phong trào công nhân.

C. Có chính sách khuyến khích các phong phong trào đấu tranh.

D. Thành lập một tổ chức quốc tế mới để đoàn kết công nhân đấu tranh.

Câu 21: Phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động, buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ “Đạo luật đặc biệt” diễn ra ở nước nào?

A. Nước Đức. B. Nước Pháp. C. Nước Anh. D. Nước Mĩ

Câu 22: Một trong những lí do làm cho Quốc tế thứ hai tan rã là

A. Ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ trong Quốc tế thứ hai.

B. Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng chính trị và khuynh hướng bạo lực.

C. Do thiếu nhất trí về con đường phát triển trong Quốc tế thứ hai.

D. Quốc tế thứ hai đề ra đường lối đấu tranh cách mạng mang tính nhất thời.

Câu 23: Cuối thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân các nước tư bản có biến đổi ra sao?

A. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng

B. Phong trào công nhân phát triển mạnh

C. Đội ngũ công nhân đã có ý thức giai cấp rõ ràng

D. Công nhân các nước đã thành lập được chính đảng của mình

Câu 24: Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX là:

A. Đoàn kết phong trào công nhân ở châu Âu và Mĩ, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước...

B. Vận động công nhân quốc tế đấu tranh đến cùng.

C. Đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào trong phong trào đấu tranh của công nhân.

D. Thành lập nhiều Đảng Cộng sản ở các nước Âu - Mĩ

Câu 25: Trong Quốc tế thứ hai diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trên những vấn đề cơ bản như:

A. Vấn đề chiến tranh, vấn đề hòa bình,

B. Vấn đề thành lập Đảng và không thành lập Đảng cho giai cấp công nhân.

C. Vấn đề thuộc địa, vấn đề chiến tranh...

D. Vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề đấu tranh dân tộc.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 39: Quốc tế thứ hai. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải Vở BT Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 10

    Xem thêm