Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thu hoạch tập huấn cho giáo viên mầm non

Bài thu hoạch tập huấn cho giáo viên mầm non được VnDoc.com giới thiệu tới quý vị bạn đọc, dành cho giáo viên mẫu giáo tham khảo để hoàn thành tốt đợt tập huấn. Mời các bạn cùng theo dõi.

BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN

Họ và tên: ..............

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Mẫu giáo .................

Câu 1: Quản lý nhóm lớp là gì? Để quản lý nhóm lớp có hiệu quả giáo viên cần phải làm gì?

Trả lời

Quản lý nhóm lớp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ. Như vậy thực chất quản lý nhóm lớp là quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo quá trình chăm sóc giáo dục thuận lợi và có hiệu quả tốt nhất

Để quản lý nhóm lớp có hiệu quả giáo viên cần phải nắm vững được các mặt sau:

- Hiểu được đặc điểm trẻ

- Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp

- Quản lý trẻ hằng ngày

- Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

- Đánh giá sự phát triển của trẻ

- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha, mẹ trẻ

Câu 2: Để quản lý trẻ hằng ngày giáo viên cần phải làm gì? Giáo viên cần phải quản lý trẻ trong các thời điểm sinh hoạt như thế nào?

Trả lời

Để quản lý trẻ hằng ngày giáo viên cần phải

* Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp

Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến lớp là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng phối hợp các biện pháp khác nhau như:

- Tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ đến trường.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ để thu hút số lượng.

- Yêu thương tôn trọng và gắn bó với trẻ, tạo cho trẻ cảm xúc tích cực, thích đến lớp đến trường.- Quản lý chặt chẽ số lượng trẻ có mặt hằng ngày, tránh mọi sơ suất có thể xảy ra và tạo được lòng tin với các bậc cha mẹ…

Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp là một yêu cầu đòi hỏi có sự cố gắng thường xuyên và trách nhiệm cao của người giáo viên, trong đó khả năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng bằng chính lời nói và việc làm của bản thân có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút trẻ gửi vào trường mầm non.

* Giáo viên cần phải quản lý trẻ trong các thời điểm sinh hoạt hằng ngày

- Quản lý trẻ trong giờ đón trẻ

Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình sức khỏe và trạng thái tâm lý của trẻ. Biết được người đưa trẻ đến lớp và những đồ dùng mang theo, không để trẻ mang vào lớp những đồ vật, đồ chơi có thể độc hại hoặc gây thương tích cho trẻ. Trong lúc tiếp tục đón trẻ, giáo viên vừa quan sát, theo dõi những trẻ khác đang chơi để giúp đỡ hoặc nhắc nhở khi cần thiết giáo viên nên tranh thủ thời gian, chủ động hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ.

Khi giáo viên đón trẻ tốt nhất nên yêu cầu phụ huynh kí vào sổ theo dõi hằng ngày của trẻ và cần ghi tình trạng sức khỏe của trẻ để giáo viên dễ theo dõi.

Sau giờ đón, giáo viên phải nắm được số trẻ có mặt và tên những cháu vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi hằng ngày. Đối với trẻ mẫu giáo, cô sử dụng hình thức điểm danh phù hợp.

- Quản lý trẻ trong giờ chơi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Việc quản lý trẻ trong giờ chơi như thế nào để không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện, hứng thú chơi của trẻ là một yêu cầu cơ bản đối với giáo viên mầm non.

Trẻ không những được chơi trong lớp mà còn được chơi ngoài trời nhằm tăng cường sức khỏe và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Mở rộng khoảng không gian chơi của trẻ là cần thiết và cần có những yêu cầu quản lí phù hợp với các thời điểm chơi của trẻ hàng ngày.

- Quản lý trẻ chơi trong lớp

Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ chơi, học liệu và bố trí các góc chơi hợp lí để không ảnh hưởng đến quá trình chơi của trẻ. Giáo viên cần xây dựng môi trường, sắp xếp các góc chơi gợi mở tạo điều kiện để cho mọi trẻ được tự lựa chọn nhóm chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc.

Bằng nghệ thuật sư phạm, giáo viên thu hút mọi trẻ tham gia chơi tích cực, vui vẻ, thỏai mái. Cô thường xuyên quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi, tôn trọng nhu cầu và quyền được chơi của trẻ, gợi ý, động viên kịp thời, xử lý các tình huống nảy sinh như: Tranh giành đồ chơi của nhau, không chịu nhường nhịn vai chơi cho bạn, lấn áp bạn khi chơi hoặc ngậm đồ chơi vào miệng…

Mặt khác, hằng ngày giáo viên nên chú ý, quan sát, khuyến khích để trẻ luôn được luân phiên tham gia vào các nhóm, các hoạt động khác nhau, không để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một nhóm quá một tuần. Giáo viên cũng cần chú ý hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong khi chơi và sau khi chơi xong, biết tự cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

- Quản lý trẻ chơi ngoài trời

Giáo viên nên chọn địa điểm chơi đảm bảo an toàn, đủ khoảng rộng cho trẻ vận động, cho trẻ ăn mặc quần áo, giầy dép gọn gàng, phù hợp với thời tiết trong ngày. Hoạt động ngoài trời có thể tiến hành với một số nội dung, hình thức hoạt động sau:

- Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi và chơi với các vật liệu thiên nhiên như: Cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi.

- Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ thích.

- Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên.

- Tham gia vào một số hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên.

- Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường và ngoài nhà trường.

Khi trẻ ra chơi ngoài trời phải có ít nhất 2 cô giáo quản trẻ. Công việc kiểm tra sĩ số phải được tiến hành trước và sau khi kết thúc buổi chơi, trong quá trình trẻ thực hiện các nội dung hoạt động ngoài trời, cô luôn bao quát, theo dõi trẻ, không để trẻ chạy nhảy quá sức hoặc xô đẩy nhau và không để cho trẻ chơi gần những nơi không đảm bảo an toàn.

Giáo viên nên dự kiến các tình huống có thể xảy ra để chủ động trong cách giải quyết. Giáo viên nên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen với hiệu lệnh khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.

Đối với những trẻ bé, trẻ chưa đi vững, cần tổ chức cho trẻ chơi ở hiên để trẻ được tiếp xúc với ánh nắng, không khí, góp phần rèn luyện, tăng cường sức khỏe. Khi trẻ chơi ngoài hiên, giáo viên luôn có mặt bên cạnh trẻ, vừa cùng chơi với trẻ, vừa quản lý theo dõi trẻ chơi.

- Quản lý trẻ trong giờ học

Hoạt động của trẻ thường diễn ra trong thời gian nhất định tùy theo từng lứa tuổi, tùy theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trong hoạt động, giáo viên có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, học cả lớp, học theo nhóm hoặc học từng cá nhân. Giáo viên tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của chương trình phù hợp với từng độ tuổi nhưng không máy móc, cứng nhắc mà linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở phù hợp với đặc điểm đối tượng và hoàn cảnh thực tế.

Để thuận tiện cho việc quản lí trẻ trong hoạt động, giáo viên cần nghiên cứu sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ hợp lí đối với từng loại hoạt động sao cho giáo viên dễ bao quát chung và theo dõi riêng. Mọi trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia và hoạt động học đầy đủ, tích cực. Với lớp đông trẻ và có 2 giáo viên, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có thể chia trẻ thành 2 nhóm để trẻ học cùng một lúc hoặc tổ chức cho một nhóm trẻ học trong lớp, một nhóm chơi và hoạt động ngoài trời sau đó đổi lại.

Đối với những trẻ mới đến trường hoặc vừa ốm dậy, giáo viên cần quan tâm cho trẻ hoạt động vừa sức và làm quen dần. Giáo viên phải đánh giá được khả năng, thái độ của từng trẻ tham gia học tập để điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời nhưng không nên lạm dụng vỗ tay nhiều lần làm ảnh hưởng tới sự tập trung chú ý của trẻ. Mức độ thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và kết quả của nó phụ thuộc rất nhiều và nghệ thuật tổ chức điều khiển của giáo viên mầm non.

- Quản lý trẻ trong giờ ăn.

Giờ ăn có thể coi là giờ cao điểm nên yêu cầu giáo viên trong nhóm, lớp phải có mặt đầy đủ để tổ chức và chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ. Số suất báo ăn phải đúng với số trẻ có mặt,

Trong trường hợp gia đình không báo ăn cần yêu cầu mang theo thức ăn cho trẻ đúng giờ. Tuyệt đối không để trẻ phải nhịn đói hoặc ăn uống thất thường.

Giáo viên phải sắp xếp bàn ăn và vị trí ngồi ăn của trẻ hợp lý, thuận lợi cho trẻ và giáo viên đi lại để có thể theo dõi bao quát toàn lớp, không nên bắt trẻ ngồi vào bàn chờ đợi quá lâu khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm sự thèm ăn của trẻ.

Khi trẻ ăn, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết suất, xử lý nhanh những tình huống hóc, sặc thức ăn có thể sảy ra. Với những trẻ ăn chậm biếng ăn phải có sự quan tâm chú ý nhiều hơn. Trẻ càng bé, việc tổ chức quản lý trẻ trong giờ ăn càng phức tạp, khó khăn. Do đó, đối với trẻ bé, khi cho trẻ ăn, giáo viên cần phải ngồi ở vị trí thuận lợi để vừa cho trẻ ăn vừa có thể theo dõi bao quát những trẻ chưa được ăn hoặc những trẻ đã ăn xong đang chơi trên giường, trong cũi.

Giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Cô cũng cần quan tâm nhiều hơn đến những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Trong quá trình tổ chức bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ý rèn luyện các hành vi thói quen tốt của trẻ.

- Quản lý trẻ trong giờ ngủ

Giấc ngủ của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh. Phòng ngủ của trẻ phải được chuẩn bị sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ. Để đi vào giấc ngủ nhanh cô giáo nên tôn trọng thói quen và tư thế nằm của trẻ: Những lời hát ru êm ái, dịu dàng có tác dụng nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ. Giáo viên phải tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo yêu cầu của từng độ tuổi.

Trong khi trẻ ngủ, giáo viên luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo dõi giấc ngủ của trẻ, tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động làm trẻ giật mình. Đối với những trẻ khó ngủ, ngủ ít trẻ mới đến lớp chưa quen giấc ngủ trưa cô cần có biện pháp chăm sóc riêng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của những trẻ khác. Hết giờ ngủ, cô cho trẻ thức dậy từ từ, tránh đột ngột. Giáo viên hướng dẫn trẻ tự làm một số công việc vừa sức như: Cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách âu yếm trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát…

* Quản lý trẻ trong giờ trả trẻ

Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ huynh tới đón. Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới 10 tuổi chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ.

Giáo viên chủ động trao đổi với gia đình về tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụ huynh những hoạt động cần có sự phối hợp. Nếu có gì sảy ra do sơ suất phải thành thật xin lỗi phụ huynh.

Vừa trả trẻ giáo viên phải vừa theo dõi những trẻ khác đang chơi trong phòng. Cô chỉ được ra về sau khi đã trả hết trẻ.

............ ngày ............ tháng ........... năm 20.................

Người viết

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Bài thu hoạch tập huấn cho giáo viên mầm non. Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu bài thu hoạch khác để phục ụ cho công tác dạy và học đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm