Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt năm học 2019 - 2020

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt năm học 2019 - 2020 là bộ đề thi định kì học kì 1 bao gồm đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

1. Đề bài: Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

(Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu)

Bài 1 - Người tìm đường lên các vì sao

Câu 1. Khi còn nhỏ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ điều gì?

Câu 2. Khi bị ngã, trong đầu non nớt của Xi-ôn-cốp-xki nảy sinh ra câu hỏi nào?

Câu 3. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã tìm ra cái gì?

Câu 4.Nhờ đâu mà ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng?

Bài 2 - Văn hay chữ tốt

Câu 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Câu 2. Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?

Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?

Câu 4. Câu chuyện đã khuyên các em điều gì?

Bài 3 - Ông Trạng thả diều

Câu 1. Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?

Câu 2. Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 3. Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền?

Câu 4. Nội dung chính của bài đọc trên là gì?

Bài 4 - Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Câu 1. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ. Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

Câu 2. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải khi nào?

Câu 3. Bạch Thái Bưởi đã làm cách nào để thu hút khách?

Bài 5 - Chú Đất Nung

Câu 1. Cu Chắt có những đồ chơi gì?

Câu 2. Cu Chắt bỏ chàng kị sĩ và nàng công chúa vào đâu?

Câu 3. Câu nói nào của ông Hòn Rấm giúp chú bé Đất không thấy sợ lửa nữa?

Câu 4. Đất Nung đã làm gì để giúp hai người bột?

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm) (25 phút)

Đọc thầm bài văn sau:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

- Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1:.../0.5đ. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (M1)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

Câu 2:.../0.5đ. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (M1)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

Câu 3:.../0.5đ. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng (M2)

A. Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

Câu 4:.../0.5đ. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (M2)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

Câu 5:…/1đ. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (M3)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6:…/1đ. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (M4)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7:.../0.5đ. Câu “ Chiến đấy thật ư con? dùng để làm gì? (M1)

A. Dùng để hỏi.

B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định.

D. Dùng để thể hiện mong muốn.

Câu 8:.../0.5đ

Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A. Bà

B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi.

D. Lại lần ra chõng nằm.

Câu 9:…./1đ. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (M3)

a. Động từ chỉ trạng thái: ……………………………………………………….

b. Tính từ: ………………………………………………………………………

Câu 10:…/1đ. Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo của em đối với ông bà, cha mẹ?. Hãy đặt một câu kể Ai làm gì? thể hiện sự hiếu thảo đó và gạch chân dưới CN của câu kể đó. (M4)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm (thời gian 20 phút)

Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

Rô – bin – sơn Cru – sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô – bin – sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.

Theo Truyện đọc lớp 4

2. Tập làm văn: 8 điểm (thời gian 35 phút)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

2. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 - Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm)

Làm đúng câu 1, 2, 3, 4, 7,8 mỗi câu được 0, 5 điểm.

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 7: C

Câu 8: D

Làm đúng câu 5, 6, 9, 10 mỗi câu được 1 điểm.

Câu 5: Bà rất thương Chiến, mong anh trở về.

Câu 6: Chúng ta cần phải biết hiếu thảo, làm vui lòng ông bà, cha mẹ vui lòng

Câu 9:

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

Câu 10: HS tự nêu. VD: Em đấm lưng cho bà khi bà kêu đau lưng.

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm)

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng; viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng hình thức bài chính tả; viết sạch, đẹp được 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) được 1 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm:

- Viết được bài văn viết tả đồ chơi hoặc đồ dùng học tập có đầy đủ chính: Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.

+ Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất theo mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (1 điểm).

+ Phần thân bài: Tả được bao quát, từng bộ phận, công dụng của đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1,5 điểm). Kĩ năng (1, 5 điểm). Bài viết có cảm xúc (1 điểm).

+ Phần kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1 điểm).

- Chữ viết đẹp, rõ ràng; trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả (0, 5 điểm).

- Câu văn đúng ngữ pháp, hoàn chỉnh; dùng từ đúng (0, 5 điểm).

- Bài viết sáng tạo (1 điểm).

3. Đề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 2

I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút.

- Người tìm đương lên các vì sao

- Ông trạng thả diều

- Rất nhiều mặt trăng

- Vẽ trứng

- Cánh diều tuổi thơ

2. Đọc hiểu và làm bài tập (5 điểm), thời gian 30 phút.

Học sinh đọc thầm bài văn sau:

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn một cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này ? - Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao toả sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!

QUANG KIỆT

Bài tập:

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có ý trả lời đúng nhất

1. Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?

A. Đi đến vùng biển.

B. Đi đến vùng rừng núi.

C. Đi đến một vùng quê.

D. Đi đến một thành phố.

2. Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?

A. Trong nhà nghỉ.

B. Trong nhà một người nông dân.

C. Trong khách sạn.

D. Trong một khu rừng.

3. Người con trai đã thấy và học được gì qua chuyến đi?

A. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và tươi đẹp.

B. Cuộc sống bên ngoài buồn tẻ.

C. Cuộc sống bên ngoài ồn ào và náo nhiệt.

D. Cuộc sống bên ngoài bình thường.

4. “Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.” là loại câu gì?

A. Câu cảm

B. Câu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu kể

5. Bộ phận nào làm vị ngữ trong câu:“Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.” ?

A. hai cha con

B. sống chung với gia đình nông dân

C. gia đình nông dân

D. họ sống

6: Nhóm từ nào dưới đây là tính từ?

A. Người cha, con trai, nông dân, bóng đèn, dòng sông, ngôi sao

B. Dẫn, đi, cắm trại, hỏi, sống, thấy

C. Bình dị, tuyệt vời, sáng, bao la, rộng mở, đẹp

D. Ở, có, một, cả, bằng, thì, đã

B. Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tìm và viết lại câu văn thể hiện tinh thần đoàn kết trong bài văn trên.

…………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:

Cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê.

…………………………………………………………………………………………………

II. Bài kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: (5 điểm). Thời gian: 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kéo co” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155). Đoạn viết: Đề bài và đoạn “Làng Tích Sơn… thắng cuộc”.

2. Tập làm văn (35 phút)

Đề bài: Hãy tả lại một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

4. Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 2

I. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm

1. Kiểm tra đọc thành tiếng:

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm)

+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm)

+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (0,5 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm)

2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh đúng 6 câu 3 điểm; khoanh đúng mỗi câu 0, 5 điểm

Câu 1: C;

Câu 2: B;

Câu 3: A;

Câu 4: D;

Câu 5: B;

Câu 6: C

B. Trả lời câu hỏi: (4 điểm).

Câu 1: (2 điểm):

Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân.

Câu 2: (2 điểm) Cậu con trai làm gì?

II. Phần viết: 10 điểm

1/ Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài chính tả: (5đ).

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, …trừ 0,5 điểm toàn bài.

2/Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết được bài văn tả một thứ đồ chơi mà em yêu thích; bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung phần thân bài tả đầy đủ các chi tiết của một thứ đồ chơi mà bản thân yêu thích.

- Bài viết thể hiện được tình cảm của mình đối với thứ trò chơi được tả. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch đẹp

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 0,5 đến 4,5 điểm.

5. Đề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 3

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc hiểu: (7 điểm) Đọc thầm bài văn dưới đây

Cây xương rồng

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.

Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu.

(Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1.(0,5 điểm) Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?

a. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc.

b. Trở thành một kẻ vô lễ và hư hỏng.

c. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.

Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?

a. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.

b. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.

c. Người mẹ bị trừng phạt.

Câu 3. (0,5 điểm) Người con khi chết biến thành gì?

a. Người con biến thành gió.

b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.

c. Người con biến thành một cái cây.

Câu 4. (1,0 điểm) Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?

a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.

b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.

Câu 5. (1,0 điểm) Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?

a. Lòng người mẹ thương con có thể làm tất cả.

b. Cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.

c. Người con đã hối hận và nhận ra những lỗi lầm của mình.

Câu 6. (1,0 điểm) Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ?

a. Một tính từ: (đó là từ: ……………………………….......………..............................……………)

b. Hai tính từ: (đó là các từ: ………………………………………..............................……………)

c. Ba tính từ: (đó là các từ: ………………………………………..............................……………)

Câu 7. (0,5 điểm) Câu kể: “Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha”. Dùng để:

a. Để giới thiệu về sự vật, sự việc.

b. Để miêu tả.

c. Để kể lại sự việc.

Câu 8. (1,0 điểm) Viết một câu hỏi để tỏ thái độ khen (hoặc chê).

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. (1,0 điểm) Đặt 1 câu hỏi liên quan đến nội dung câu kể sau:

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ.

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm) - 15 phút

Nghe - viết : Con mèo của nhà vua.

Nhà vua có con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng, cho ăn toàn đồ cao lương mĩ vị. Trạng Quỳnh vào chầu, trông thấy bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ. Đến bữa để cho hai bát cơm, một bát đầy thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm.Mèo ta đã quen ăn miếng ngon, chạy đến bát cơm đầy thịt cá chực ăn. Trạng cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh.Mèo sợ, phải ăn bát cơm rau nấu đầu tôm.Cứ thế hơn nửa tháng nay, dạy đã vào khuôn mới thả ra.

2. Tập làm văn (8 điểm) - 25 phút.

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.

Đề 2. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

6. Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 3

Phần A- Kiểm tra đọc: 10 điểm

I - Đọc thành tiếng: 3 điểm

II- Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

A

B

B

A

B (nóng bỏng, hoang vu)

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

1

1

1

0,5

Câu 8: (1 điểm) Viết câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, nghĩa trong sáng được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm; cuối câu không có dấu câu đúng yêu cầu trừ 0,5 điểm.

Câu 9: (1 điểm) HS có thể đặt:

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ phải không?

Lúc đó, ai mới tỉnh ngộ?

(Với cách đặt câu hỏi đúng liên quan đến nội dung câu kể trên thì cho điểm tối đa)

Phần B- Kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: 2 điểm

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 2 điểm.

- Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn ... toàn bài trừ tối đa 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

* Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm:

- Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 12 câu trở lên;

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả;

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5- 2- 2,5-1.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt năm 2019 - 2020 bao gồm 3 đề thi. Mỗi đề thi bao gồm 3 phần: Đọc thành tiếng, đọc hiểu trả lời câu hỏi, Chính tả, Tập làm văn có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần cho các em học sinh củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1.

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
47
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm