Câu hỏi đếm trong hóa học thi THPTQG
Ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe
2
(SO
4
)
3
dư;
(b) Sục khí Cl
2
vào dung dịch FeCl
2
;
(c) Dẫn khí H
2
dư qua bột CuO nung nóng;
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO
4
dư;
(e) Nhiệt phân AgNO
3
;
(g) Đốt FeS
2
trong không khí;
(h) Điện phân dung dịch CuSO
4
với điện cực trơ;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocabon X bất kì, nếu thu được số mol CO
2
bằng số mol H
2
O thì X là
anken.
(b) Trong phản ứng este hóa giữa CH
3
COOH và CH
3
OH, H
2
O được tạo nên từ OH trong nhóm –COOH
của axit và H của trong nhóm –OH của ancol.
(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H
2
(xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(f) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca(HCO
3
)
2
vào dung dịch Ca(OH)
2
.
(b) Cho Zn vào dung dịch FeCl
3
(dư).
(c) Cho dung dịch Ba(OH)
2
(dư) vào dung dịch Al
2
(SO
4
)
3
.
(d) Cho khí CO
2
(dư) vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)
2
và NaOH.
(e) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO
2
.
(f) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl
2
.
Số thí nghiệm có tạo ra kết tủa là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 4:Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo
(b) Chât béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
(c) Glucozo thuộc loại monosaccarit
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)
2
tạo hợp chất màu tím
(g) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 5:Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch hỗn hợp FeSO
4
và H
2
SO
4
làm mất màu dung dịch KMnO
4
(b) Fe
2
O
3
có trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit
(c) Cr(OH)
3
tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm
(d) CrO
3
là oxit axit, tác dụng với H
2
O chỉ tạo ra một axit
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 6:Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước
(b) Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO
3
và H
2
SO
4
loãng
(c) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl
3
thu được dung dịch chứa ba muối
(e) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) tan hoàn toàn trong nước dư
(g) Lưu huỳnh, photpho và ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO
3
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 7:Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thu được Na tại catot
(b) Có thể dùng Ca(OH)
2
làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO
4
.2H
2
O
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al
2
O
3
(e) Điều chế Al(OH)
3
bằng cách cho dung dịch AlCl
3
tác dụng với dung dịch NH
3
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 8:Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl
3
, Cu(NO
3
)
2
, AgNO
3
, MgCl
2
. Số trường
hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe
3
O
4
vào dung dịch HCl
(b) Cho Fe
3
O
4
vào dung dịch HNO
3
dư(không tạo khí)
(c) Sục khí SO
2
đến dư vào dung dịch NaOH
(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl
3
dư
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl
3
(tỉ lên mol 1:1) vào H
2
O dư
(g) Cho Al vào dung dịch HNO
3
loãng (không có khí thoát ra)
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng Ba(OH)
2
có thể phân biệt hai dung dịch AlCl
3
và Na
2
SO
4
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl
3
dư, thu được kết tủa
(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt
(d) Kim loại Al tan trong dung dịch H
2
SO
4
đặc nguội
(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)
3
đều không bị phân hủy
Số phát biếu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 11: Cho các phát biếu sau:
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực
(b) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước
(c) Glucozo và saccarozo đều có phản ứng tráng bạc
(d) Hidro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t
o
) thu được tripanmitin
(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố
(g) Xenlulozo trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ
(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím.
(d) Triolein có phản ứng cộng H
2
(xúc tác Ni, t
0
)
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)
2
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl
3
(d) Sục khí CO
2
đến dư vào dung dịch Ca(OH)
2
(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO
3
)
2
.
(g) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO
2
.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl
2
vào dung dịch FeSO
4
.
(c) Cho dung dịch H
2
SO
4
loãng vào dung dịch Fe(NO
3
)
2
(d) Cho Br
2
vào dung dịch hỗn hợp NaCrO
2
và NaOH.
(e) Sục khí CO
2
vào dung dịch Ca(OH)
2
(g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO
3
)
2
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π
(b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t
o
), thu được chất béo rắn.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Poli(metyl metarylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ
(e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(g) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 16: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl
3
dư
(b) Điện phân dung dịch AgNO
3
( điện cực trơ)
(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO ( không có không khí)
(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO
4
dư
(e) Điện phân Al
2
O
3
nóng chảy
Số thí nghiệm tạo thành kim loại
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Bài tập đếm trong hóa học ôn thi THPTQG
Câu hỏi đếm trong hóa học thi THPTQG là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học 2020 hữu ích. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn giải Hóa 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Bài tập về hình vẽ thí nghiệm hóa học
999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT quốc gia năm 2020 có đáp án
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Câu hỏi đếm trong hóa học thi THPTQG. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, ... mà chúng tôi đã tổng hợp và đăng tải.