Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của lưu huỳnh

Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của lưu huỳnh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của S. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến lưu huỳnh, giúp bạn đọc củng cố nâng cao kĩ năng, kiến thức một cách tốt nhất. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của lưu huỳnh

A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử

B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá

C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử

D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tính chất hóa học của Lưu huỳnh 

Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, S còn có tính khử.

1. Lưu huỳnh có tính oxi hóa

1.1.  Lưu huỳnh tác dụng với hiđro

H2 + S → H2S (3500C)

1.2.  Lưu huỳnh tác dụng với kim loại

+ S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).

+ Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.

2Na + S \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Na2S

S phản ứng thủy ngân ở nhiệt độ thường

Hg + S → HgS

(phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

Muối sunfua được chia thành 3 loại:

+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...

+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

2. Lưu huỳnh có tính khử

2.1.Tác dụng với oxi

S + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) SO2 

2.2. Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh

S + 2H2SO4 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 3SO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2H2O + 4NO2 + SO2

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy chất nào sau đây có khả năng vừa thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử?

A. O2; S; SO2.

B. S; SO2; Cl2.

C. O3; H2S; SO2.

D. H2SO4; S; Cl2.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có khả năng thể hiện tính oxi hoá?

A. O3, H2SO4, F2

B. O2, Cl2, H2S

C. H2SO4, Br2, HCl

D. Cl2, S, SO3

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. S + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SO2

B. Hg + S → HgS

C. S + 2H2SO4 (đ) \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)3SO2 + 2H2O

D. S + 6HNO3 (đ) \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Xem đáp án
Đáp án B

Lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng nào có sự giảm số oxi hóa thì lúc này S là chất oxi hóa

Hg + S0 → HgS-2

Câu 3. Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) S + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SO2

(2) S + 2K \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2S

(3) H2 + S \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) H2S (3500C)

(4) S + 2H2SO4 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)3SO2 + 2H2O

(5) S + 4HNO3 đặc \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2H2O + 4NO2 + SO2

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Lưu huỳnh trong dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị bệnh ngoài da. Tên mà dân gian dùng để gọi lưu huỳnh là gì?

A. diêm sinh.

B. đá vôi.

C. phèn chua.

D. giấm ăn.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 5. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Zn, CuO, NH3.

C. BaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

D. Mg(OH)2, CaCO3, PbS, Al, Fe2O3.

Xem đáp án
Đáp án B

H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy: Fe(OH)2, Na2CO3, Zn, CuO, NH3..

Fe(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + FeSO4

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

---------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của lưu huỳnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm