Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn

Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 2016, chiếm 3/10 điểm toàn bài và có 2 phần đọc cùng 8 câu hỏi. Mời các bạn tham khảo cấu trúc của phần thi đọc hiểu này để có bước ôn tập tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập. Bài viết sẽ cho bạn thấy rõ được cấu trúc của phần thi đọc hiểu trong môn Ngữ văn, đề còn đưa ra những ví dụ vận dụng để bạn đọc hiểu rõ hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Năng lực đọc hiểu của học sinh đang được coi trọng, nhất là từ năm học 2013 - 2014, các đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài tập kiểm tra đánh giá năng lực này.

Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 - 2014 chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản.

Phần kiểm tra đánh giá này chiếm điểm trong đề thi THPT quốc gia với 2 văn bản và 8 câu hỏi nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.

Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu như sau:

Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích...)

Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng thấp -> vận dụng cao.

  • Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn ngữ, các hình thức ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, kiểu liên kết hay các lỗi diễn đạt ... trong văn bản.
  • Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của văn bản hay một câu, một đoạn trong văn bản.
  • Câu hỏi vận dụng thấp thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ ... trong văn bản.
  • Câu hỏi vận dụng cao thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp).

Ví dụ: Đề thi THPT Quốc gia 2015 môn Ngữ văn

Văn bản 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 40:

Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa ở đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngắt ra khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo ơi, đảo ơi !

(Đảo thuyền chài, 4 - 1982)

(Trích "Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa,
Trường Sa, NXB Văn học 2014, tr.51)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những hòn đảo long lanh như ngọc dát"

Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)

Văn bản 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

"Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở môi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, một vật sở hữu con người nhận biết ngay . Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất... Có mất có được nhưng không phải ai cũng nhận ra cái gì mà mình đã thu được có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy . Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta nhất là giới trẻ.

Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn ngốc sâu xa của sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân vân về bệnh vô cảm."

(Trích "Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa",

Bài tập ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36-37)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?

Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?

Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần"? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Trong đề bài trên: các câu hỏi 1, 5 là câu hỏi nhận biết; các câu 2, 6,7 là câu hỏi thông hiểu; câu 3 có yêu cầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu; câu 4 và 8 là các câu hỏi vận dụng cao.

=> Đáp án:

Câu 1: Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh "trần trụi giữa trời", "lều bạt", "gian nan", "có người ngã trước miệng cá mập", "có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn".

Câu 3: Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của những hòn đảo và thể hiện niềm tự hào về biển đảo quê hương.

Câu 4: Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với những người lính đảo.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 6: Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm và sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.

Câu 7: Tác giả bộc lộ thái độ lo lắng, băn khoăn, trăn trở trước hiểm họa bệnh vô cảm.

Câu 8: Bày tỏ thái độ không đồng tình với những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần", phê phán lối sống chạy theo vật chất mà không bồi dưỡng cho tâm hồn.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm