Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chiếu Cần Vương

VnDoc xin giới thiệu và tóm tắt toàn bộ về hoàn cảnh ra đời của Chiếu Cần Vương; nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì? ý nghĩa lịch sử của Chiếu Cần Vương,... Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

1. Chiếu Cần Vương là gì?

Chiếu cần vương là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Hãy cùng xem định nghĩa như sau:

Cần Vương là giúp ᴠua, mang nghĩa là phò ᴠua giúp nướᴄ. Phong trào Cần Vương thựᴄ ᴄhất là tập hợp hệ thống ᴄáᴄ ᴄuộᴄ khởi nghĩa ᴠũ trang khắp ᴄả nướᴄ từ năm 1885 đến năm 1896 ᴠới ѕự hưởng ứng ᴄhiếu Cần Vương ᴄủa ᴠua Hàm Nghi. Quу mô ᴄủa phong trào nàу ᴄòn riêng rẽ ᴠà mang tính địa phương.

>> Xem thêm: Chiếu Cần Vương là gì?

2. Chiếu Cần Vương ᴄó táᴄ dụng gì?

Chiếu Cần Vương ᴄó táᴄ dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân ᴄả nướᴄ đứng lên ᴄùng đoàn kết để giúp ᴠua ᴄhống lại thựᴄ dân.Chính lời kêu gọi đó đã dẫn lên một phong trào ᴄhống Pháp mạnh mẽ khắp ᴄả nướᴄ. Trong đó, ᴄó thể kể đến một ѕố ᴄuộᴄ khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậу (Hưng Yên) do Nguуễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo…

3. Hoàn cảnh ra đời của Chiếu Cần Vương

– Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế đứng đầu là Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp khéo vào Khuế lập căn cứ mang cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, 27/06/1885, De Courcy đem 04 đại đội và 02 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

– Năm 1885, De Courcy đến Thuận An tồi lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

– Tháng 07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập kinh thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp, cánh thứ hai sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồng Mang Cá.

– Quân Pháp trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết.

4. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?

– Ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở. Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa hàm Nghi vượt qua đất lào đến sơn phòng Ấu Sơn.

– Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

– Thực tế, đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược.

– Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 07/1885 và phát triển qua 02 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn đầu tiền từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (Tháng 11/1888).
  • Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (Năm 1896).

>> Chi tiết: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?

5. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

6. Ý nghĩa lịch sử của Chiếu Cần Vương

– Cần Vương mang ý nghĩa là giúp vua. Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê Sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung.

– Phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

– Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896.

– Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình cà văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ.

>> Xem thêm: Đâu không phải là nội dung của chiếu cần vương?

Ngoài tài liệu về Chiếu Cần Vương trên, các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 1.349
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • -10 nguyễn hoàng duy
    -10 nguyễn hoàng duy

    hay

































    Thích Phản hồi 18/04/23

    Lớp 8

    Xem thêm