Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Tiếng Việt lớp 2
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt 2
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm đầy đủ chi tiết các phần môn học Tiếng Việt 2 cho các thầy cô tham khảo nắm được nội dung chương trình giảng dạy chuẩn bị cho năm học mới. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt 2
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
I. ĐỌC KĨ THUẬT ĐỌC – Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...) mà chữ cái và con chữ biểu hiện. – Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. – Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp. – Biết đọc thầm. – Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản. – Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách. II. ĐỌC HIỂU Văn bản văn học Đọc hiểu nội dung – Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? – Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý. Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện. – Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh. – Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại. – Nhận biết được vần trong thơ. Liên hệ, so sánh, kết nối Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao. Đọc mở rộng – Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. – Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ. Văn bản thông tin Đọc hiểu nội dung – Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? – Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý. Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động. – Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản. Liên hệ, so sánh, kết nối – Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản. – Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh. Đọc mở rộng Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học. | I. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT - Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...) - Vốn từ theo chủ điểm - Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất - Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu - Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời - Đoạn văn – Đoạn văn kể lại một sự việc – Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý – Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu – Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu - Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) II. KIẾN THỨC VĂN HỌC - Đề tài (viết, kể về điều gì) - Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật - Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật - Vần trong thơ II. NGỮ LIỆU 1.1. Văn bản văn học – Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả – Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 – 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 –180 chữ, thơ khoảng 70 – 90 chữ 1.2. Văn bản thông tin – Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu – Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu Độ dài của văn bản: khoảng 110 – 140 chữ 2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý |
II. VIẾT KĨ THUẬT VIẾT – Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa. – Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương. – Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương. – Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Quy trình viết: – Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa 24 Yêu cầu cần đạt vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ. Thực hành viết: – Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý. – Biết đặt tên cho một bức tranh. – Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi. III. NÓI VÀ NGHE Nói – Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe. – Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe. – Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem. – Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích). Nội dung Yêu cầu cần đạt: Nghe – Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe. – Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó. – Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện. Nói nghe tương tác: – Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý. – Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói. |
Ngoài Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Tiếng Việt lớp 2 trên, các em học sinh lớp 2 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 2 hay đề thi học kì 2 lớp 2 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 2 và Tiếng Việt 2 hơn.