Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017. Đề thi nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh và để thuận tiện hơn cho các bạn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm 5,0 điểm

Câu 1: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
B. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.
C. Do chính sách cải cách chính trị của Ra - ma V.
D. Do chính sách ngoại giao mền dẻo, khôn khéo của Ra - ma V.

Câu 2: Trong nội dung của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, nội dung quyết định đến thành công của Nhật Bản là:

A. Nội dung về chính trị. B. Nội dung về quân sự.
C. Nội dung về kinh tế. D. Nội dung về giáo dục

Câu 3: Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi ... đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.

A. Cách mạng Đức. B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Phong trào cách mạng vô sản. D. Phong trào cách mạng thế giới.

Câu 4: Trong những năm 1894 - 1895, diễn ra cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản với:

A.Trung Quốc B. Triều Tiên C. Nga D. Việt Nam

Câu 5: Tháng 2/1917, Lê – nin và Đảng Bôn - sê - vích ở Nga nêu lên khẩu hiệu gì?

A. "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
B. "Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng".
C. "Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản".
D. "Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc".

Câu 6: Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa:

A. Khởi nghĩa do Ong kẹo chỉ huy.
B. Khởi nghĩa do Com - ma - đam chỉ huy.
C. Khởi nghĩa của Pha - ca - đuốc.
D. Khởi nghĩa của Châu - Pa - chay.

Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiệt lập ách thống trị ở In - đô - nê - xi - a?

A. Tây Ban Nha B. Anh C. Bồ Đào Nha D. Hà Lan

Câu 8: Vì sao đến cuối thế XIX – đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện các đế quốc "già" và đế quốc "trẻ"?

A. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Tất cả các đáp án đều đúng.
C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản chủ nghĩa
D. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc.

Câu 9: Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, những nước nào đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa?

A. Việt Nam và Lào B. Chỉ có Việt Nam
C. Việt Nam, Lào, Campuchia D. Việt Nam và Campuchia

Câu 10: Theo hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?

A. Quân chủ chuyên chế. B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Quân chủ lập hiến D. Chế độ cộng Hòa

Câu 11: Sự kiện nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?

A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.

Câu 12: Ở thế kỉ XIX, Nước đế quốc nào đã tìm cách "Mở cửa" xâm nhập vào Trung Quốc sớm nhất?

A. Đức B. Anh C. Nhật Bản D. Pháp

Câu 13: Chính quyền phong kiến Sô - gun thống trị Nhật Bản trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1603 - 1868. B. Từ năm 1803 - 1868.
C. Từ năm 1603 - 1686. D. Từ năm 1603 - 1886.

Câu 14: Phe Liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất được thành lập năm nào? Gồm những nước nào?

A. Năm 1882, gồm: Đức, Áo – Hung, Italia
B. Năm 1907, gồm: Anh, Pháp, Nga
C. Năm 1907, gồm: Anh, Pháp, Nga, Mĩ
D. Năm 1882, gồm: Đức, Áo – Hung

Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam - pu - chia, cuộc khởi nghĩa nào thể hiện có sự giúp đỡ, phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?

A. Pu - côm - bô. B. A - cha - xoa
C. Khởi nghĩa Si - vô - tha và Pu - côm - bô. D. Si - vô - tha

Câu 16: Tháng 9 – 1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời có tên gọi là:

A. Trung quốc Liên minh hội. B. Đảng dân chủ tư sản Trung Quốc.
C. Trung quốc Đồng minh hội. D. Đảng dân chủ tư sản kiểu mới Trung Quốc.

Câu 17: Mĩ chính thức đưa 65 vạn quân đổ bộ vào châu Âu thời gian nào?

A.Tháng 7/1918 B. Tháng 5/1918
C. Tháng 6/1918 D. Tháng 3/1918

Câu 18: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Đế quốc và phong kiến của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là:

A. Cách mạng Tân Hợi. B. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
C. Phong trào Duy tân. D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Câu 19: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Chủ nghĩa quân phiệt và hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến.

Câu 20: Hiện nay, đất nước Trung Quốc theo chế độ gì?

A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế
C. Tư bản chủ nghĩa D. Xã hội chủ nghĩa

II. Câu hỏi tự luận (5,0 điểm).

Câu 1. (2,5 điểm) Hãy trình bày nội dung cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cho biết nguyên nhân thành công của cuộc cải cách này?

Câu 2. (2,5 điểm) Hoàn thành bảng thống kê sau, qua đó rút ra tính chất của sự kiện này? Giải thích tại sao có tính chất đó?

Thời gian

Chiến sự

2/1917

4/1917

11/1917

3/1918

9/11/1918

11/11/1918

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

Trắc nghiệm

1. D

2. D

3. B

4. A

5. A

6. C

7. D

8. C

9. A

10. C

11. D

12. B

13. A

14. A

15. C

16. C

17. A

18. B

19. B

20. D

Tự luận

Câu 1

  • Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, ban hành hiến pháp mới 1889 thiết lập chế độ. Quân chủ lập hiến. Ban bố quyền bình đẳng giữa các công dân... 0,5
  • Kinh tế: Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng TBCN, thống nhất thị trường, tiền tệ, đo lường. 0,5
  • Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, công nghiệp quân sự được chú trọng. 0,5
  • Giáo dục, văn hóa: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật, cử học sinh đi du học ở nước ngoài. 0,5
  • Cuộc cải cách của Minh Trị thành công là vì:
    • Người đề xướng cải cách (Minh Trị) là người có thực quyền tối cao. 0,25
    • Cuộc cải cách được nhân dân ủng hộ, nhất là tầng lớp võ sỹ - Sa mu rai và tầng lớp quý tộc – Đai mi ô. 0,25

Câu 2

Thời gian

Chiến sự

Điểm

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời vẫn theo đuổi chiến tranh.

0,25

4/1917

Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia chiến tranh đứng về phe Hiệp ước. Chiến sự diễn ra trên hai mặt trận Đông - Tây. Hai bên ở vào thế cầm cự.

0,25

11/1917

Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Chính phủ Xô Viết được thành lập

0,25

3/1918

Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.

0,25

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ. Nên quân chủ ở Đức bị sụp đổ.

0,25

11/11/1918

Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh kết thúc.

0,25

- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. ·

- Giải thích: Vì đây là cuộc chiến thực sự do các nước đế quốc gây ra, nhằm xâm lược, cướp đoạt thuộc địa, lãnh thổ của nhau, nó đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề đè lên đời sống nhân dân lao động các nước tham chiến và nhân dân lao động thuộc địa.

0,25

0,75

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng