Để phân biệt O2 và O3 người ta thường dùng
Thuốc thử để nhận biệt O2 và O3
Để phân biệt O2 và O3 người ta thường dùng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phân biệt O2 và O3. Ở dạng câu hỏi nhận biết này, bạn đọc cần vận dụng tính chất hóa học, phản ứng đặc trưng của các chất để có thể phân biệt được 2, hay nhiều chất do đề bài đưa ra. Ngoài ra tài liệu cũng đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến dạng bài tập nhận biết, hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Để phân biệt O2 và O3 người ta thường dùng
A. Dung dịch KI và hồ tinh bột
B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch CuSO4
D. nước
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI có chứa sẵn một ít tinh bột
Mẫu thử nào có dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Đáp án A
Tính chất hóa học của Oxi, Ozon
1. Tính chất hóa học của Oxi
1.1. Tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Zn + O2 → 2ZnO
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe3O4
1.2. Tác dụng với phi kim
Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối.
Các phản ứng thường\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) xảy ra ở nhiệt độ cao.
S + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) SO2
C + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CO2
N2 + O2 \(\overset{3000^{o} C}{\rightarrow}\) 2NO (khí không màu, dễ bị hóa nâu trong không khí)
1.3. Tác dụng với hợp chất có tính khử
2CO + O2 → 2CO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
2. Tính chất hóa học của Ozon
Có tính oxi hóa mạnh hơn oxi:
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
2Ag + O3 → Ag2O + O2 (phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường).
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây
A. dung dịch KI trong hồ tinh bột
B. kim loại Ag
C. PbS (đen)
D. đốt cháy Cacbon
Đều oxy hóa C lên dạng cao nhất là CO2 (điều kiện nhiệt độ)
C + O2 → CO2
3C + 2O3 → 3CO2
Câu 2. Cho ba bình khí riêng biệt: O2, O3, SO2. Nhóm hóa chất nào sau đây có thể phân biệt ba khí trên?
A. Nước Br2, tàn đóm
B. Tàn đóm, nước vôi trong
C. Nước Br2, nước vôi trong
D. Nước Br2, dung dịch KI chứa hồ tinh bột
Để nhận biết ba bình khí riêng biệt O2, O3, SO2 ta sử dụng dung dịch Br2, dung dịch KI chứa hồ tinh bột
Cho 3 khí trên vào dung dịch Br2 ta thấy
Chỉ có SO2 làm mất màu dung dịch Br2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Hai khí còn lại không có hiện tượng gì
Dẫn lần lượt hai khí còn lại vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Câu 3. Người ta có 4 lọ chất chất rắn bị mất nhãn sau: Na2CO3; BaCO3; Na2SO4 và NaHSO4. Để có thể phân biệt được 4 lọ chất rắn trên, người ta cần dùng dung dịch nào sau đây:
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch AgNO3.
D. dung dịch H2SO4
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự. Để nhận biết được 4 mẫu chất rắn trên ta cho vào dung dịch HCl
Mẫu thử nào xuất hiện khí bay ra thì chất ban đầu là BaCO3 và Na2CO3 (Nhóm 1)
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Không có hiện tượng là Na2SO4 và NaHSO4 (Nhóm 2)
Cho các dung dịch sau phản ứng của nhóm (1), tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhóm (2):
Mẫu thử tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là BaCO3, đồng thời ta cũng nhận biết được chất rắn Na2SO4 luôn
BaCO3 + Na2SO4 → BaSO4 + 2Na2CO3
Các mẫu thử còn lại không phản ứng ta sẽ nhận biết được là Na2CO3 (nhóm 1) và NaHSO4 (Nhóm 2)
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Để phân biệt O2 và O3 người ta thường dùng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.