Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2024 - 2025 Sách mới

Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2024 - 2025 Sách mới tổng hợp đề thi giữa học kì 1 lớp 9 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Mỗi đề thi kèm theo đáp án chi tiết cho các em tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao.

1. Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức

Đề thi giữa học kì 1 Văn 9 KNTT - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2024 - 2025

TT

Kĩ năng

Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Biết

Hiểu

Vận dụng

1

Đọc

Truyện truyền kì

2

2

1

40

2

Viết

Viết đoạn văn NLVH

1*

1*

1*

20

Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1*

1*

1*

40

Tổng

20%

40%

40%

100

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2024 - 2025

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau:

(Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu).

chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:

- Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.

Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:

- Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?

Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:

- Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!

Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:

- Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi? Con chó nói:

- Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận

họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!

Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.

Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ.

Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…

Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!

Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.

(Trích Chuyện con chó nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra lời của nhân vật, lời của người kể chuyện trong những câu văn sau:

Anh thường đùa với nó:

Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 5. Em rút ra được những bài học gì cho bản thân sau qua văn bản trên?

II. VIẾT:

Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận văn học: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích sau:

Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới. Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền. Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói. Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kỳ sỹ ở ẩn. Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:

[…]

“Núi xanh bao bọc quanh nhà

Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài

Ngựa xe võng lọng mặc ai

Nước non này chẳng trần ai vướng vào”

[…] Hát xong, phất áo đi thẳng. Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời. Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc.

Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường. […] Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:

- Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư? Trương trả lời:

- Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sỹ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu. Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút. Tiều phu cười mà rằng:

- Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào.

(Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Văn nghệ, 1988)

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người.

Đáp án đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 9 - Đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Xác định ngôi kể: Ngôi thứ ba.

0,5

2

- Lời của người kể chuyện: Anh thường đùa với nó; Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

- Lời của nhân vật (Đào Cảnh Long): Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không?

0,25

0,25

3

Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: chú chó Hàn Lư biết nói tiếng người.

Tác dụng của các yếu tố kì ảo:

+ Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.

+ Giúp tác giả bộc lộ quan điểm về lòng trung nghĩa.

1,0

4

Mượn câu chuyện về chú chó tình nghĩa với chủ, văn bản thể hiện chủ đề: Ca ngợi những con người có tấm lòng trung nghĩa, những người biết giữ lòng trung, sống quanh minh chính đại. Đồng thời phê phán những kẻ bất trung bất nghĩa, vì ham vinh hoa phú quý mà sẵn sàng bán nước cầu vinh, theo thời cầu lợi, không có liêm sỉ.

1,0

5

*HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện:

- Chúng ta cần giữ vững khí tiết, lòng trung nghĩa trong bất kì hoàn cảnh nào. Không được thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, đánh mất lòng trung nghĩa vì lợi danh.

- Cần đề phòng những cám dỗ trong cuộc đời.

- Lí giải hợp lí, thuyết phục (gợi ý: ý nghĩa, vai trò, tác dụng của bài học với bản thân…)

1,0

II

VIẾT

6,0

1

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận vẻ đẹp nhân vật người tiều phu núi Na

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo các cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:. Vẻ đẹp nhân vật người tiều phu núi Na được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích trong thiên truyện tiêu biểu trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ

0,25

c. Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi văn ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na là một trong những thiên truyện tiêu biểu trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Vẻ đẹp nhân vật người tiều phu núi Na được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích sau (trích VB).

- Thân đoạn: Làm rõ nhân vật người tiều phu quan đoạn trích. Có thể như sau:

+ Hoàn cảnh sống: Người tiều phu sống một mình trong động lớn ở núi Na. Công việc hàng ngày là gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền,

+ Phẩm chất, tính cách: Người tiều phu hiện lên qua đoạn trích.là một ẩn sĩ thấu hiểu lẽ đời, không màng danh lợi, sống hòa mình với thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn; sống cuộc đời ung dung, tự do tự tại.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật người tiều phu được khắc họa rõ nét qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, qua suy nghĩ của các nhân vật khác và được bộc lộ trực tiếp qua hành động, lời nói của tiều phu.

+ Ý nghĩa: Qua nhân vật người tiều phu, nhà văn gián tiếp thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc của mình.

- Kết đoạn: Khẳng định vấn đề NL và rút ra bài học liên hệ

0,5

d.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp

0,5

e. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết các câu trong đoạn văn

0,25

g. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ

0,25

2

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) văn về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người.

4,0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: những tác động của biến đổi khí hậu đối với con người.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài viết

A/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề (tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người)

B/ Thân bài:

+ Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu và nguyên nhân (Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu (sinh quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển) trong hiện tại và tương lai do tác động chủ yếu của con người; nguyên nhân do tác động của con người vào môi trường tự nhiên và sự thay đổi trong nội tại của tự nhiên).

+ Luận điểm 2: Thực trạng một số tác động của biến đổi khí hậu (Trái Đất nóng lên, mực nước biển dâng, các hệ sinh thái bị phá huỷ, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, di cư,... tất cả đều nguy hiểm đến sự sống còn của hàng triệu người trên Trái Đất).

+ Nêu ý kiến trái chiều: phủ nhận biến đổi khí hậu hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và cho rằng các nỗ lực của con người để giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể là không cần thiết hoặc thậm chí vô ích.

+ Luận điểm 3: Giải pháp (hành động của các quốc gia và mỗi người).

C/ Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và có giải pháp hiệu quả để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

1,0

d. Viết bài văn, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

-Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

e. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu

0,25

g. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ, linh hoạt

0,5

Tổng điểm

10,0

2. Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1.0 điểm): Từ “đinh ninh" trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 4 (1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà trong đoạn thơ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

1.0 điểm

Câu 2

- Từ “đinh ninh" trong đoạn thơ được hiểu là sự lặp đi lặp lại trong lời nói, hành động để người khác nắm chắc.

- Bà phải “dặn cháu đinh ninh” vì bà không muốn cháu không quên những lời bà nói khi viết thư cho bố rằng “chớ kể này kể nọ” cho bố để bố không bị phân tâm trong công việc kháng chiến và vẫn an tâm rằng gia đình vẫn bình an, khỏe mạnh.

1.0 điểm

Câu 3

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là:

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

1.0 điểm

Câu 4

- HS có thể trả lời theo cảm nhận của mình.

- Gợi ý: Nếu em chọn đồng ý:

+ Bởi vì, người bà trong đoạn thơ là người phụ nữ Việt Nam với sự dũng cảm, mạnh mẽ và là hậu phương vững chắc cho người con xa nhà kháng chiến chống giặc giữ nước.

+ Để con không phải phân tâm công cuộc kháng chiến của mình mà bà đã âm thầm, lặng lẽ chu toàn mọi việc ở nhà và quên không dặn cháu “chớ kể này kể nọ” cho bố nghe.

ð Qua đó, ta càng nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp thiêng liêng, giàu nhân ái của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh của người bà.

1.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.

0.5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình.

Hướng dẫn chấm:

- HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm.

- HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

0.5 điểm

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

- Sơ lược về Tế Hanh và phong cách thơ ông.

- Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.

2. Thân bài

a. 2 câu thơ đầu:

- Giới thiệu khái quát về làng quê với chất giọng yêu thương, nhẹ nhàng, vẽ nên dáng hình của quê hương thông qua vị trí địa lý, khoảng cách với biển cả,…

b. 6 câu thơ thiếp “Khi trời trong… thâu góp gió”:

+ Cảnh ra khơi diễn ra trong khung cảnh thơ mộng, tuyệt vời: Trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng.

+ Ngư dân trai tráng với sự khỏe mạnh, tinh thần hăng say.

+ Chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến.

+ Con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển.

=> Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá.

+ So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, phác họa ra mảnh tình của quê hương, luôn theo sát từng bước đi của ngư dân, gắn bó thân thiết.

+ Nhân hóa hình ảnh cánh buồm với từ “rướn” và “thâu” gợi cảm giác cánh buồm cũng đăng hăng say tham gia vào lao động, đoàn kết với ngư dân xông pha biển lớn.

c. 4 câu thơ tiếp “Ngày hôm sau…thân bạc trắng”:

+ Niềm hân hoan, vui mừng của dân làng chài khi đón thuyền về, tạo cảm giác ấm no, thanh bình miền biển.

+ Sự biết ơn của Tế Hanh đối với biển cả quê hương, với mẹ thiên nhiên đã nuôi sống người dân quê hương bằng nguồn cá dồi dào.

d. Bốn câu thơ cuối:

+ Vẻ đẹp của người ngư dân, làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn và nhiều vất vả, thân mình mang đậm hơi thở xa xăm của biển cả, con người và biển cả dường như hòa quyện vào với nhau.

+ Ánh mắt thông cảm, yêu thương của Tế Hanh với sự vật, với con thuyền của quê hương, ông cảm nhận được cả sự mỏi mệt, vẻ trầm tĩnh của nó như đang tâm sự với biển cả.

1. + Tâm hồn tinh tế hòa quyện giữa các giác quan khiến nhà thơ cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương.

2. 3. Kết bài

– Nêu cảm nhận của cá nhân về bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

Ma trận đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 9 CTST

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

2

0

2

2

Viết

0

1

0

1

6

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

2

0

1

0

1

0

5

5

Điểm số

0

1

0

2

0

6

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

2.0 điểm

20%

6.0 điểm

60%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn ki-lô-mét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, dềnh dàng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Trích “Phong cách sống của người đời”- Trường Giang, theo nguồn Internet)

Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự lãng phí thời gian trong cuộc sống.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 Cánh diều

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận.

1.0 điểm

Câu 2

Học sinh trình bày được cách hiểu của mình, song cần bám sát nội dung:

+ Thời gian liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản, nó không phụ thuộc vào bất kì điều gì hay bất cứ ai. Dù con người có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ trôi đi, không chờ đợi.

+ Câu văn có hàm ý nhắc nhở chúng ta không được bỏ phí thời gian…, hãy biết quý trọng thời gian…hãy làm những việc có ý nghĩa tích cực để mỗi thời khắc trôi qua đều có ý nghĩa với cuộc đời.

1.0 điểm

Câu 3

- Học sinh hiểu đề và lập luận để làm rõ:

- Giải thích: Lãng phí thời gian là việc con người sử dụng quỹ thời gian của bản thân vào những việc làm vô bổ, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và cộng đồng. Đó cũng có thể là việc để thời gian trôi hoài trôi phí mà mình chẳng làm được gì có ích.

- Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; ...

- Bình luận: sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ: Lãng phí thời gian là một thói quan xấu.

+ Thời gian như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi không bao giờ trở lại, không thể nắm bắt. Vì thế thời gian vô cùng quý giá với mỗi người.

+ Lãng phí thời gian là bỏ lỡ cơ hội, bỏ phí tuổi xuân…. là nhận sự thất bại, tiếc nuối, không đạt được ước mơ và khát vọng của mình, tương lai sự nghiệp lỡ dở,...

+ Nguyên nhân: Chưa hiểu đúng giá trị của thời gian, chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí, không biết sắp xếp công việc, do ham chơi, chưa xác định được mục tiêu cho mình...

Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; ...

- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân: Mỗi người cần tự nhận thức được tác hại của việc lãng phí thời gian để từ đó điều chỉnh bản thân, biết quý trọng thời gian để làm việc có ích; tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc…

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.

0.5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà để thấy vì sao bài thơ lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Hướng dẫn chấm:

- HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm.

- HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

0.5 điểm

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Sông núi nước Nam.

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài

- Tuyên ngôn Độc lập là gì? Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố nền độc lập của một quốc gia. Tài liệu này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Trước đó, chưa có tác phẩm nào khẳng định độc lập, chủ quyền như Sông Nước Nam.

a. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.

– Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

– Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam.

– Vua Nam thì phải ở nước Nam.

– Đã phân định rõ ràng về chủ quyền và lãnh thổ.

b. Cảm nghĩ về câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

– Thiên thư: sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý).

– Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời.

– Tác giả được thể hiện được chân lý sống, chân lý lẽ thường tình.

– Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm.

⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

c. Cảm nghĩ về câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”.

– Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta.

– Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”.

– Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

d. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

– Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo.

– Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình.

=> Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.

1. + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,…

2. 3. Kết bài

– Cảm nhận về bài thơ: Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi.

– Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

0

1

0

1

1

Viết

0

2

0

2

8

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

0

0

2

0

1

0

4

4

Điểm số

0

1.0

0

0

0

8

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

0 điểm

0%

8.0 điểm

80%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    lại bắt đầu ôn thi thôi

    Thích Phản hồi 20/10/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      nhiều đề hay

      Thích Phản hồi 20/10/22
      • Bi
        Bi

        cảm ơn

        Thích Phản hồi 20/10/22
        • Bé Bông
          Bé Bông

          tải về ôn dần thôi

          Thích Phản hồi 20/10/22
          🖼️

          Gợi ý cho bạn

          Xem thêm
          🖼️

          Đề thi giữa kì 1 lớp 9

          Xem thêm