Giải SBT KHTN 9 Cánh diều Bài mở đầu
Giải SBT KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, giúp các em học sinh củng cố kiến thức được học môn KHTN. Sau đây mời các bạn tham khảo
Giải SBT KHTN 9: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9
- Bài 1 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 2 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 3 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 4 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 5 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 6 trang 4 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 7 trang 4 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 8 trang 5 Sách bài tập KHTN 9:
- Bài 9 trang 5 Sách bài tập KHTN 9:
Bài 1 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
Bộ ống dẫn thuỷ tinh được dùng để
A. lắp ráp các ống thuỷ tinh.
B. lắp ráp các bộ thí nghiệm.
C. lắp ráp các bình chứa hoá chất.
D. lắp ráp các dụng cụ thuỷ tinh.
Hướng dẫn giải:
Bộ ống dẫn thuỷ tinh được dùng để lắp ráp các bộ thí nghiệm.
Đáp án: B
Bài 2 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
Ống dẫn bằng cao su được dùng để
A. kết nối giữa các ống nghiệm.
B. kết nối giữa các bình cầu.
C. kết nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.
D. kết nối giữa các dụng cụ thuỷ tinh.
Hướng dẫn giải:
Ống dẫn bằng cao su được dùng để kết nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.
Đáp án: C
Bài 3 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
Nút cao su được dùng để
A. nút các ống nghiệm và lắp các ống dẫn.
B. nút các lọ hoá chất và lắp bình cầu.
C. nút các lọ hoá chất và lắp dụng cụ thuỷ tinh.
D. nút các lọ hoá chất và lắp các bộ thí nghiệm.
Hướng dẫn giải:
Nút cao su được dùng để nút các lọ hoá chất và lắp các bộ thí nghiệm.
Đáp án: D
Bài 4 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
Cho biết tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong thí nghiệm hình 1.
Hướng dẫn giải:
Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có gắn ống thuỷ tinh gấp khúc, đèn cồn, giá kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đá viên.
Hoá chất: dung dịch C2H5OH, dung dịch CH3COOH đặc, dung dịch H2SO4 đặc, nước cất
Bài 5 trang 3 Sách bài tập KHTN 9:
Ghép mỗi bước viết báo cáo khoa học trong cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.
Hướng dẫn giải:
1-b, 2-d, 3-a, 4-g, 5-h, 6-e, 7-i, 8-c.
Bài 6 trang 4 Sách bài tập KHTN 9:
Nêu câu hỏi nghiên cứu khoa học với đề tài: “Sự ấm lên toàn cầu” trong chủ đề “Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất”.
Hướng dẫn giải:
Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Carbon và chu trình của carbon trong tự nhiên diễn ra như thế nào?
(2) Quá trình hấp thụ và phát thải nguyên tố carbon diễn ra ra sao?
(3) Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp để chống lại sự ấm lên toàn cầu.
Bài 7 trang 4 Sách bài tập KHTN 9:
Nhà bác học Georg Simon Ohm người Đức, khi nghiên cứu về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua một mạch điện vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu
mạch và điện trở R của mạch đã tìm ra định luật với biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)
Nhà bác học đã thực hiện một quy trình nghiên cứu khoa học. Em hãy đóng vai là nhà bác học để thực hiện nghiên cứu này và cho biết:
a) Tên đề tài nghiên cứu.
c) Câu hỏi nghiên cứu.
d) Một giả thuyết cho nghiên cứu.
e) Tên các dụng cụ cần dùng làm thí nghiệm để nghiên cứu.
g) Sơ đồ mạch điện để lắp đặt các dụng cụ thí nghiệm.
h) Các bước làm thí nghiệm và lập bảng số liệu để ghi kết quả thí nghiệm.
i) Cách xử lí số liệu thu thập được để kiểm tra giả thuyết đã nêu.
Hướng dẫn giải:
a) Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch điện.
b) Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và vào điện trở R của mạch. c) Làm thế nào để tìm được mối liên hệ của cường độ dòng điện qua mạch điện với hiệu điện thế đặt vào hai đầu của một đoạn mạch điện và điện trở R của mạch điện?
d) Cường độ dòng điện qua mạch điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó và phụ thuộc vào điện trở R của mạch điện đó.
e) Dụng cụ thí nghiệm gồm: nguồn điện có các nấc để thay đổi được hiệu điện thế (hoặc một số pin và đế lắp pin); một số dây điện trở có thể ghép với nhau; các dây nối; công tắc; ampe kế; vôn kế.
g) Sơ đồ mạch điện có thể được bố trí như hình 1.
h) Thí nghiệm 1: Cố định dây điện trở, tìm mối quan hệ I và U
– Chọn một dây điện trở và mắc mạch điện như hình 1.
– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có các giá trị U1, U2, U3, ... và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.
UU1U2U3...II1I2I3...
Thí nghiệm 2: Cổ định hiệu điện thế U, thay các dây điện trở khác, tìm mối quan hệ I và U.
– Chọn một số dây điện trở R1, R2, R3 và lần lượt mắc mạch điện như hình 1.
– Điều chỉnh hiệu điện thế nguồn để có một giá trị hiệu điện thế U xác định và đo các giá trị cường độ dòng điện tương ứng. Ghi kết quả vào bảng số liệu.
RR1R2R3...II1I2I3...
i) Với thí nghiệm 1, xét tỉ số \(\frac{I}{U}\) nếu là hằng số, chứng tỏ I tỉ lệ thuận với U.
Với thí nghiệm 2, so sánh tỉ số \(\frac{I}{U}\) để xem với cùng một giá trị U thì I phụ thuộc vào dây dẫn như thế nào. Dựa vào đó, nêu ra đặc điểm của mạch điện về khả năng cho hoặc ngăn cản dòng điện qua mạch điện.
Bài 8 trang 5 Sách bài tập KHTN 9:
Một thí nghiệm nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện tử được bố trí như hình 2.
a) Kể tên các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm.
b) Mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm.
Hướng dẫn giải:
a) Nguồn điện, các dây nối, công tắc, nam châm điện, cuộn dây dẫn, đồng hồ đo điện (điện kế).
b) Mục đích sử dụng của các dụng cụ:
– Nguồn điện: để cung cấp dòng điện cho nam châm điện.
– Các dây nối: để nối các thiết bị điện, tạo thành mạch kín.
– Công tắc: để đóng ngắt dòng điện trong mạch điện.
– Cuộn dây dẫn: dùng để tạo ra nam châm điện, sinh ra từ trường.
– Đồng hồ đo điện: để nhận biết và đo cường độ dòng điện trong mạch điện.
Bài 9 trang 5 Sách bài tập KHTN 9:
Một thí nghiệm nghiên cứu về sự truyền của các tia sáng được bố trí như hình 3.
a) Hãy kể tên các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm.
b) Nêu mục đích của mỗi dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm.
Hướng dẫn giải:
a) Đèn, lăng kính.
b) Mục đích sử dụng của các dụng cụ:
– Đèn: tạo tia sáng.
– Lăng kính: nghiên cứu đường truyền của tia sáng qua nó.