Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 11: Kể chuyện - Bàn chân kì diệu

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 11: Kể chuyện - Bàn chân kì diệu giúp các em học sinh hiểu được kiến thức rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. Đồng thời, dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được câu chuyện: bàn chân kì diệu và phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

KỂ CHUYỆN

BÀN CHÂN KÌ DIỆU

I. Mục tiêu:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể từng đoạn và toàn bộ câu truyện Bà chân kì diệu.

- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.

- Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống.

- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 phóng to.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Bạn nào còn nhớ tác giả của bài thơ Em thương đã học ở lớp 3.

- Câu truyện cảm động về tác giả của bài thơ Em thương đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt Nam. Câu chuyện đó kể về chuyện gì? Các em cùng cô kể.

b. Kể chuyện:

- GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,…

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh.

c. Hướng dẫn kể chuyện:

a. Kể trong nhóm:

- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm.

b. Kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp.

- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh.

- Nhận xét từng HS kể.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.

- GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện.

+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?

+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?

+ Kí đã cố gắng như thế nào?

+ Kí đã đạt được những thành công gì?

+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?

- Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn.

- Nhận xét chung và cho điểm từng HS .

c. Tìm hiểu ý nghĩa truyện:

- Hỏi: + Câu truyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí.

- Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn ngữ văn cho một trường Trung học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Củng cố – dặn dò:

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực.

- Nhận xét tiết học.

- Tác giả của bài thơ Em thương là nhà thơ Nguyễn Ngọc Kí.

- Lắng nghe.

- HS trong nhóm thảo luận. Kể chuyện. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét và góp ý cho bạn.

- Các tổ cử đại diện thi kể.

- 4 HS tham gia kể.

- Nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

+ Câu truyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình.

+ Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Em học được ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

+ Em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.

+ Em học tập được ở anh Kí lòng tự tin trong cuộc sống, không tự ti vào bản thân mình bị tàn tật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm