Bộ đề thi cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024

Đề thi cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT

Bộ đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024 tổng hơp đề thi bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

Link tải chi tiết từng bộ đề:

1. Đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, danh lam thắng cảnh là gì?

A. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc các công trình văn hoá, hoặc có sự kết hợp của hai yếu tố trên.

B. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc các công trình văn hoá.

C. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc là các công trình văn hoá, hoặc các cơ sở tín ngưỡng có niên đại lâu đời.

D. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc kết hợp với các công trình văn hoá.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

A. Là những nghề có mặt ở một số nơi nhất định, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

B. Là những nghề có mặt ở một số nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

C. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

D. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được một nhóm người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại?

A. Thường xuyên cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

B. Có khả năng đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.

C. Tuân thủ các quy định, nội quy trong lao động.

D. Giữ vững những kiến thức cũ mà chưa thể cập nhật các kiến thức mới.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, đặc trưng của nghề thợ cơ khí là gì?

A. Chăm sóc, dỗ dành, yêu thương, dạy dỗ, chơi đùa cùng trẻ.

B. Kiểm tra, truyền đạt kiến thức, quan tâm đến tâm sinh lí của trẻ.

C. Đo đạc, tạo mẫu, cắt ghép, ghép các mảnh lại thành một thể hoàn chỉnh.

D. Lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ, khôi phục, thay thế bộ phận.

Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, để nắm bắt được hứng thú nghề nghiệp cần làm gì?

A. Trải nghiệm các nghề phổ biến để tìm được hứng khởi khi làm công việc đó.

B. Nghe các trải nghiệm, niềm vui thích của người khác khi làm công việc đó.

C. Tham quan trực tiếp các khâu trong công việc tại các cơ sở, địa điểm làm việc.

D. Tham gia khảo sát hứng thú nghề nghiệp để giải đáp các câu hỏi về nghề nghiệp của bản thân.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là môn học cần học để trở thành một nhà ngoại giao?

A. Toán học.

B. Văn học.

C. Hóa học.

D. Ngoại ngữ.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là một nghề thuộc nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến?

A. Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.

B. Chế biến thực phẩm.

C. Thiết kế, chế tạo, lắp ráp điện thoại.

D. Ươm giống cây lâm nghiệp.

Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra?

A. Sơ tán người và vật nuôi đến nơi an toàn khi cần thiết.

B. Theo dõi các thông báo từ các kênh thông tin, truyền thông đại chúng về diễn biến của bão.

C. Ra ngoài trời để quay lại quá trình bão đổ bộ để làm tư liệu.

D. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để chống bão như đèn pin, áo phao, áo mưa...

Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp?

A. Chỉ có những người lao động nặng nhọc mới nhận được sự tôn trọng của mọi người.

B. Mọi ngành nghề, công việc đều bình đẳng như nhau và đều nhận được sự tôn trọng.

C. Tránh đưa ra sự so sánh giữa cách công việc để thể hiện sự tôn trọng với người lao động thực hiện công việc đó.

D. Có các nhìn khách quan về các công việc cũng như người lao động trong ngành nghề đó.

Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách để rèn luyện năng lực tự học?

A. Tự đặt mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

B. Tìm kiếm lời giải trên mạng khi gặp các bài khó.

C. Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập.

D. Điều chỉnh những sai sót.

Câu 11 (0,5 điểm). Dung là người yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, dung phù hợp với nhóm nghề nào?

A. Hành chính.

B. Chuyên môn trong lĩnh vực khoa học.

C. Môi trường.

D. Văn hóa – nghệ thuật – thể dục thể thao.

Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.

B. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.

C. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.

D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Điền vào bảng sau để nhận biết các cách phòng chống một số thiên tai thường gặp:

Loại thiên taiBiện pháp phòng chống
Bão
Hạn hán
Ngập lụt

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số công việc có trong nhóm nghề sau:

Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

Đáp án đề thi học kì 2 HĐTN 8 KNTT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Thiên taiBiện pháp phòng chống
Bão- Dự báo chính xác nhất về quá trình hình thành, hướng di chuyển và hoạt động của bão - Khi có bão, các tàu thuyền trên biển gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. - Vùng ven biển cần củng cố các công trình đê biển. - Sơ tán dân khi bão mạnh. - Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng, chống lũ quét, xói mòn ở miền núi
Hạn hán- Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. - Quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. - Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông. - Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu. - Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Ngập lụt- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Dự trữ nước sạch, lương thực, một số loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết. - Sơ tán người và vật nuôi ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn. - Lưu các số điện thoại và địa chỉ liên lạc của Ban phòng chống thiên tai, lực lượng chức năng. - Xử lí rác thải, xác động vật sau lũ lụt.

Câu 2:

- Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

+ Trồng, thu hoạch lúa.

+ Làm vườn, trồng vườn và vườn ươm khác.

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá...)...

- Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

+ Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.

+ Khai thác vật liệu xây dựng.

+ Chế tạo máy bay.

+ Thiết kế, sản xuất, lắp đặt thang máy.

+ Chế biến lương thực, bánh kẹo.

+ Sản xuất phân bón.

2. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 CTST

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

A. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

B. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

D. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là câu hỏi trong khảo sát hứng thú nghề nghiệp?

A. Bạn có yêu cầu gì đối với nghề nghiệp trong tương lai không?

B. Bạn có thể chia sẻ về nghề nghiệp mà bạn yêu thích nhất không?

C. Nếu được chọn ba nghề yêu thích nhất, bạn sẽ chọn nghề nào?

D. Bạn thích làm việc với máy móc hay tương tác với con người trong quá trình làm việc?

Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cần xác định những thách thức của nghề nghiệp trong xã hội hiện đại?

A. Để chuẩn bị kĩ năng đáp ứng yêu cầu của công việc đã lựa chọn trong xã hội hiện đại.

B. Để nâng cao tính cạnh tranh giữa các ngành nghề khi tham gia ứng tuyển vào cùng một vị trí.

C. Để học tập và rèn luyện từ đó nâng cao giá trị của bản thân mỗi người trong xã hội hiện đại.

D. Để theo kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại về chuyên môn công nghệ thông tin.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, hướng nghiệp là gì?

A. Là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia.

B. Là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển phẩm chất nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia.

C. Là các hoạt động nhằm hỗ trợ một nhóm người chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia.

D. Là các hoạt động nhằm hỗ trợ một nhóm người chọn lựa và phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải nghề nghiệp phổ biến trong xã hội hiện đại?

A. Giảng viên cao đẳng.

B. Chuyên gia tài chính.

C. Thu ngân.

D. Chi huyện.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải trang thiết bị, dụng cụ lao động của thợ cơ khí?

A. Máy khoan.

B. Máy mài.

C. Bảo hộ lao động.

D. Máy ảnh.

Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, đặc trưng là gì?

A. Dấu hiệu bên ngoài của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.

B. Hiện tượng bên trong của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.

C. Hiện tượng bên ngoài của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.

D. Dấu hiệu bên trong của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một nghề nghiệp định hướng có liên quan đến bộ môn Địa lí và Giáo dục kinh tế và pháp luật?

A. Nhà báo.

B. Nhân viên quản lí.

C. Nhà văn.

D. Nhà khoa học máy tính.

Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

A. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai..

B. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.

C. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.

D. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.

Câu 10 (0,5 điểm). Có bao nhiêu phương pháp để thực hiện khảo sát hứng thú với nghề nghiệp?

A. 5.

B. 3.

C. 2

D. Vô số.

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là những thách thức đối với người làm nghề trong xã hội hiện đại?

A. Công nghệ thay đổi.

B. Áp lực công việc lớn.

C. Sự cạnh tranh cao.

D. Yêu cầu giao tiếp tốt.

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải nội dung có trong các bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp?

A. Xác định tên các nghề mà mình hứng thú và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề đó.

B. Chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong học tập các môn học.

C. Liệt kê những thuận lợi, khó khăn khi học tập các môn học hướng nghiệp.

D. Nhờ người thân hoặc bạn bè tư vấn để xây dựng thời khóa biểu học tập.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và xử lí tình huống thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp ở những tình huống sau:

- Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hùng thấy các bạn thản nhiên đi giày bẩn vào khu vực cô lao công vừa mới lau dọn xong. Một bạn còn nói: "Không sao, tí nữa cô ấy còn lau lại mà".

- Tình huống 2: Nam chia sẻ với Minh mong muốn trở thành nhân viên văn phòng vì không thích làm những công việc tay chân.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu phẩm chất và thách thức cần có đối với người làm nghề trong xã hội hiện đại.

Đáp án đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 CTST

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

A

A

A

D

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

D

B

C

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Nhận diện và xử lí tình huống thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp ở những tình huống:

- Tình huống 1:

+ Hùng nên ngăn hành động này của các bạn lại.

+ Hùng nên giải thích cho các bạn hiểu hành vi đó là sai, thể hiện sự xem nhẹ công sức lao động của cô lao công.

+ Hùng có thể khuyên các bạn chơi ở các khu vực khác thay vì cố tình chơi ở nơi cô lao công vừa lau.

+ Hùng có thể khuyên các bạn lấy giẻ để lau lại các vết bẩn và rút kinh nghiệm cho lần sau..

+ Nam có thể giải thích cho bạn đó là cách thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.

- Tình huống 2:

+ Minh khuyến khích bạn thực hiện ước mơ.

+ Minh nên giải thích cho bạn mỗi nghề đều được tôn trọng như nhau vì đều đóng góp cho xã hội.

+ Minh nên góp ý với Nam không nên có suy nghĩ phân biệt công việc tay chân và trí óc.

Câu 2:

- Phẩm chất:

+ Kiên trì, nhẫn nại trong công việc.

+ Có trách nhiệm cao trong công việc.

+ Tôn trọng người khác.

- Thách thức:

+ Công nghệ luôn thay đổi.

+ Áp lực công việc lớn.

+ Sự cạnh tranh cao.

3. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 8: Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 9: Định hướng nghề nghiệp

2

0

3

0

1

1

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, hướng nghiệp là gì?

A. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển phẩm chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.

B. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển sở thích sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.

C. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển chuyên môn sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.

D. Là toàn bộ các hoạt động mang mục đích hỗ trợ cá nhân trong quá trình lựa chọn, phát triển thể chất sao cho phù hợp với nghề nghiệp mong muốn.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

A. Là những nghề được nhiều người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

B. Là những nghề được một số người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là những nghề được một nhóm người lựa chọn, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

D. Là những nghề được mọi người lựa chọn, tham gia nhiều trong xã hội, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư trong vùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong những bước xây dựng kế hoạch học tập hướng nghiệp?

A. Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.

B. Xác định điểm hạn chế trong học tập của bản thân.

C. Xác định các môn học mà em sẽ cải thiện.

D. Xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập chưa như mong muốn.

Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.

B. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.

C. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phụng sự xã hội.

D. Kinh doanh được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.

Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những năng lực của con người.

B. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những suy nghĩ của con người.

C. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tính cách của con người.

D. Phẩm chất là những tính chất bên trong của mỗi con người, hay hiểu một cách đơn giản hơn thì đó chính là những tư cách về đạo đức của con người.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một nghề nghiệp phổ biến?

A. Nhà sinh vật học.

B. Bộ đội.

C. Quản lí rủi ro và bảo hiểm.

D. Nhà khảo cổ học.

Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải một trong các bước lập kế hoạch tài chính?

A. Xây dựng ý tưởng kinh doanh.

B. Xác định mục tiêu, thời gian, quy mô của kế hoạch.

C. Tìm hiểu bối cảnh thị trường cả sản phẩm dự định cung cấp.

D. Các công đoạn chi tiết hướng dẫn sản xuất sản phẩm.

Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một phẩm chất cần thiết mà bác sĩ cần có?

A. Tận tụy.

B. Cẩn thận.

C Giao tiếp tốt.

D. Khéo tay.

Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một ý tưởng kinh doanh phù hợp với lứa tuổi?

A. Mở cửa hàng trưng bày và bán các mặt hàng xa xỉ.

B. Bán những đồ dùng còn sử dụng được khi không dùng đến.

C. Làm và bán các sản phẩm thủ công như mây tre, len đan...

D. Nấu và các món ăn đơn giản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải nội dung khảo sát hứng thú nghề nghiệp?

A. Tự đánh giá về khả năng của bản thân.

B. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực muốn tìm kiếm công việc.

C. Hiểu biết của học sinh về yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề.

D. Tên gọi của nghề nghiệp có hứng thú.

Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.

B. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.

C. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.

D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.

Câu 12 (0,5 điểm). Hoa là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, Hoa phù hợp với công việc nào?

A. Thư kí hành chính và nhân viên chuyên môn khác.

B. Nhà văn, nhà báo hoặc nhà ngôn ngữ học.

C. Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản.

D. Nhân viên dịch vụ và bán hàng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nêu việc làm đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nhà phát thanh viên truyền hình

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

Đánh giá bài viết
1 115
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8

    Xem thêm