Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl)

Phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl) được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu về Muối phenylamoni clorua, cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến muối phenylamoni clorua. Giúp bạn đọc nắm chắc kiến thức, cũng như biết cách vận dụng giải bài tập một cách nhanh và chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.

1. Phenylamoni clorua

Ở điều kiện thường, Phenylamoni clorua là chất rắn và tan tốt trong nước

2. Công thức hóa học của muối Phenylamoni clorua

Muối phenylamoni clorua có công thức hóa học là C6H5NH3Cl

3. Tính chất hóa học của muối Phenylamoni clorua

  • Phenylamoni clorua là C6H5NH3Cl ⇒ tác dụng được với NaOH:

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng

  • Phenylamoni clorua tác dụng với metyn amin

C6H5NH3Cl + CH3NH → C6H5NH2 + CH3NH3Cl

  • Phenylamoni clorua tác dụng bạc nitrat

C6H5NH3Cl + AgNO3 → C6H5NH3NO3 + AgCl

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Có các phát biểu sau:

(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án A

(1) Sai vì tất cả các muối amoni đều tan trong nước

(2) Sai trừ đipeptit không có tính chất này

(3) Sai vì liên kết peptit phải là liên kết -CO-NH- của 2 anpha-amino axit

(4) Đúng. Metyl-, dimetyl-, trimetyl-, etylamin, amoniac đều là chất khí mùi khai ở đk thường

Câu 2. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Các chất đó là : phenol và phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl)

Câu 3. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH loãng

A. Phenylamoni clorua

B. anilin

C. Etanol

D. Natri phenolat

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Để chứng tỏ muối C6H5NH3Cl có trong một bình đựng ta cần dùng các hóa chất là:

A. dung dịch Brôm.

B. dung dịch NaOH và Br2

C. dung dịch AgNO3, NaOH và Br2.

D. dung dịch AgNO3, Br2

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Chất không phản ứng với dung dịch HCl là

A. Phenylamoni clorua.

B. Anilin.

C. Glyxin.

D. Ala-Gly.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 6. Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng?

A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.

B. Dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch KHSO4.

C. Phenylamoni clorua và dung dịch HCl.

D. Dung dịch C6H5NH3 và dung dịch NaOH.

Xem đáp án
Đáp án C

A. AgNO3 + Fe(NO3)2 →  Ag + Fe(NO3)3

B. 9Fe(NO3)2 + 12 KHSO4 → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 3NO + 6K2SO4 + 6H2O

C. Không phản ứng

D. C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

Câu 7. Chất có phản ứng với dung dịch Br2

A. Ancol benzylic.

B. Alanin.

C. Metylamin.

D. Phenylamoni clorua.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.

B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.

C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.

D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.

Xem đáp án
Đáp án A

Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.

Metylamin có tính bazo ⇒ làm hồng phenolphtalein.

Câu 9. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, ClNH3 - CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, NH2 - CH2 - COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Xem đáp án
Đáp án D

Các chất có pH < 7 là (có số nhóm COOH nhiều hơn NH2):

C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), ClNH3 - CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH

Câu 10. Cho các chất sau: Glucozo, phenol, toluen, anilin, fructozo, polietilen, etylfomat, alanin, phenylamoni clorua, triolein. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là

A. 6.

B. 5.

C. 8.

D. 7.

Xem đáp án
Đáp án B

Các chất làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường: Glucozo, phenol, anilin, etylfomat, triolein.

→ 5 chất

Câu 11. Dung dịch X chứa phenylamoni clorua và mononatri glutamat có cùng nồng độ mol/lít. Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Y chứa KOH 0,4 và NaOH 0,8M. Để phản ứng tối đa với các chất trong X cần dùng ít nhất 100 ml Y. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là

A. 14,23 gam

B. 16,25 gam

C. 15,61 gam

D. 21,83 gam

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

(b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng.

(c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat.

(d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng.

(e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Xem đáp án
Đáp án B

Để xem chi tiết nội dung tài liệu mời các bạn ấn link TẢI VỀ MIỄN PHÍ.

........................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl). Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm