Quy trình dạy học cấp Tiểu học

Quy trình dạy học cấp Tiểu học bao gồm quy trình dạy của từng môn học các lớp cho các thầy cô tham khảo lên kế hoạch soạn bài, soạn giáo án hiệu quả. Các mẫu quy trình dạy học dưới đây sẽ có những thay đổi tùy theo năm học.

Quy trình dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, và các môn sách mới lớp 2 đầy đủ chi tiết cho từng phần để các bạn nắm được cách xây dựng một bài dạy.

1. Quy trình dạy học môn Toán lớp 4, 5

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi học.

- Lĩnh hội kiến thức bài học một cách chủ động và sáng tạo.

- Tạo nên sự tương tác tích cực giữa HS với HS; HS với GV ; GV với HS.

- HS tự tin, mạnh dạn và giao tiếp tốt, được khám phá tiềm năng của chính mình.

II . NỘI DUNG:

1. DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Bước 1: Khởi động

Bước 2: Tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức mới (bài mới)

Bước 3: Củng cố, luyện tập

Bước 4: Hướng dẫn học ở nhà (dặn dò).

Tiến trình lên lớp

Bước 1: Khởi động

Lựa chọn nội dung khởi động

Các bài tập, câu hỏi ở phần khởi động phải có nội dung lien quan đến bài mới, không nhất thiết phải là bài học ở tiết trước đó.

Cách thức tổ chức:

+ Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời

+ Giải bài tập, nêu quy tắc

+ Tổ chức hoạt động, trò chơi, hình thức khác

Bước 2. Hình thành kiến thức mới

Giới thiệu bài (có thể thực hiện sau)

Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới (nêu rõ các hoạt động)

+ Nêu tình huống (bài tập, vấn đề thực tiễn về toán, …), hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động theo cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm để hình thành kiến thức.

+ Báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận (chốt nội dung bài học).

Bước 3. Luyện tập, củng cố

Có 3 dạng bài tập:

- Các bài tập luyện tập nhanh nội dung bài học (làm việc nhanh bằng bảng con, giấy nháp và chủ yếu là làm việc cá nhân).

- Các bài tập áp dụng (có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, làm vào vở bài tập).

- Bài tập phát triển.

* Củng cố: Chốt lại nội dung bài học, những lưu ý (nếu có).

Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà: Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện các hoạt động ứng dụng, dặn dò chuẩn bị bài mới (nếu có).

Ví dụ: Toán 4

Bài: Biểu đồ

I. Mục tiêu:

- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.

- Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.

- Học sinh cần làm bài 1, bài 2 (a, b)

II. Đồ dùng:

- Hình vẽ trong SGK

III. Các hoạt động dạy - học

Khởi động: Trò chơi: Truyền điện: Tìm số trung bình cộng?

- 1 HS điều hành trò chơi.

- HS lấy ví dụ và đố bạn.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu và ghi mục bài - nêu MT bài học.

b. Làm quen với biểu đồ tranh:

- HS (N2) quan sát biểu đồ trong SGK, thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.

- Đại diện một số nhóm trình bày, một số nhóm nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại nội dung:

- Biểu đồ tròn có hai cột:

- Cột bên trái ghi tên của năm gia đình: Cô Mai, Cô Lan, Cô Hồng, Cô Đào, Cô Cúc.

- Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình.

- Biểu đồ trên có 5 hàng.

- Nhìn vào hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có hai con gái.

- Nhìn vào hàng thứ hai ta biết gia đình cô Lan có 1 con trai.

- Nhìn vào hàng thứ ba ta biết gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái….

HSNK: ? Sử dụng biểu đồ giúp ta điều gì ? Tác dụng của biểu đồ ?

3. Luyện tập:

Bài 1: (N2) HS nêu yêu cầu.

- HS quan sát biểu đồ “ Các môn thể thao khối lớp bốn tham gia ”

- HS trả lời và Gv chốt lại câu trả lời đúng.

Bài 2: (CN) HS nêu yêu cầu bài

- Cả lớp làm vào vở. Gv lưu ý HS cách trình bày.

Bài giải:

Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch được năm 2002 là:

10 x 5 = 50 (tạ)

50 tạ = 5 tấn

b. 50 - 40=10 (tạ )

c. (Dành cho HSNK)

40+50+30=120 (tạ )

Năm 2002 được nhiều thóc nhất.

Năm 2001 thu được ít thóc nhất.

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

2. DẠNG BÀI LUYỆN TẬP

* Tiến trình lên lớp

Bước 1. Khởi động

Bước 2. Luyện tập:

Lưu ý: Cần căn cứ vào nội dung các bài tập để phân loại và xác định các hoạt động

(các bài tập có chung 1 yêu cầu gộp lại thành 1 hoạt động), lưu ý: Chốt kiến thức

Sau mỗi hoạt động.

Bước 3. Củng cố: Nhắc lại nội dung vừa luyện tập, các tính chất (nếu có), các lưu

ý (nếu có).

Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà.

3. Một số lưu ý khi dạy các bài dạng luyện tập.

Đối với các tiết luyện tập chung, ôn tập có kiến thức khá nhiều nên không cần phải có phần khởi động.

Có 2 cách để tổ chức hoạt động luyện tập chung, ôn tập:

Cách 1: Hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức sau đó mới làm các bài tập luyện tập.

Cách 2: Chia hệ thống bài tập thành từng nhóm; kết hợp làm bài tập với ôn lại kiến thức, mở rộng, nâng cao kiến thức theo nhóm bài có cùng mục đích.

Ví dụ: Toán 4

Bài: Luyện tập chung

I. Mục tiêu:

- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.

- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, đo thời gian.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

- Tìm được số trung bình cộng.

- Bt cần làm bài 1,2.

II. Hoạt động dạy học :

1.Khởi động: HS trả lời các câu hỏi:

- Năm 2000 thuộc thế kỷ nào?

- Năm 2006 thuộc thế kỷ nào?

- Thế kỷ XX kéo dài từ năm nào đến năm nào?

- GV nhận xét.

2. Luyện tập:

Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. (N2) thảo luận và báo cáo kết quả.

- Đại diện một số nhóm trinh bày, một số nhóm nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại đáp án.

a, Khoanh vào D b, Khoanh vào B c, Khoanh vào C d, Khoanh vào C e, Khoanh vào C

Bài 2 : (CN) Gv cho học sinh n êu yêu cầu của bài.

- Học sinh quan sát biểu đồ và nêu kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại đáp án.

+ Hiền đó đọc 33 quyển sách, Hoà đó đọc 40 quyển sách, Hoà đọc nhiều hơn Thục 15 quyển sách, Trung đọc nhiêu hơn Thục 3 quyển sách.

Bài 3 : (Dành cho HS NK)

- Gv cho học sinh đọc đề rồi giải vào vở. Sau đó chữa bài.

Bài giải :
Số một vải bán được trong ngày thứ hai là:

120 : 2 = 60 (m )

Số một vải bán được trong ngày thứ ba là:

120 x 2 = 240 (m )

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số một vải là:

(120 + 60 +240 ) : 3 = 140 (m )

Đáp số 140 m

3. Củng cố: - HS nêu lại nội dung bài học.

- GV nhận xét giờ học

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

2. Quy trình dạy học môn Toán lớp 1, 2, 3

DẠNG BÀI MỚI

I. Ổn định

II. Kiểm tra.

- Kiến thức cũ.

- Nhận xét cho điểm.

- Gv nhắc lại kiến thức tiết trước.

- Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến bài học.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. Bài mới.

2.1. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.

* Đặt vấn đề:

  • GV hướng dẫn hs quan sát đồ dùng trực quan trực quan (thực hành trên bộ đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính….)
  • HS quan sát.
  • GV đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học.(Nhận xét đồ dùng trực quan , từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu, tóm tắt bài toán….)
  • HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
  • Gv chốt câu trả lời đúng.

* Giải quyết vấn đề.

  • GV hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu đề ra của hoạt động 1.
  • Gv đặt câu hỏi.
  • HS trình bày, giải thích cách làm, lớp nhận xét, bổ sung.
  • Chốt kiến thức hđ1

2.2. Hoạt động 2: Kết luận

  • GV đặt câu hỏi để hs tự tìm ra, hoặc gv hỗ trợ thêm.(Cách thực hiện phép tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán ….…..).
  • HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
  • GV gọi hs nhắc lại kết luận.

2.3. Hoạt động 3: Thực hành.

- GV hướng dẫn hs làm các bài tập theo thứ tự của tiết học đó.

* Bài 1:

  • Đọc bài tập sgk (gv hoặc hs)
  • Xác định yêu cầu của bài tập (HS tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
  • GV Hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập (Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)
  • HS giải bài tập(Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập….)
  • HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
  • GV chốt lời giải đúng.
  • Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.

* Các bài tập khác hướng dẫn tương tự.

IV. Củng cố - Dặn dò.

  • Nhắc lại nội dung toàn bài.
  • Chuẩn bị tiết sau.

DẠNG BÀI LUYỆN TẬP

I. Ổn định.

II. Kiểm tra

Kiến thức bài cũ: Quy tắc, phép tính, bài toán.

GV nhận xét, ghi điểm.

Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết ôn tập

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. Nội dung.

GV hướng dẫn hs hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu của tiết học.

Tuỳ từng bài mà gv lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (Nhóm , cá nhân, phiếu bài tập, trò chơi học tập…)

* Bài 1:

Đọc bài tập sgk (gv hoặc hs)

  • Xác định yêu cầu của bài tập (HS tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
  • GV Hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập (Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)
  • HS giải bài tập(Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập….)
  • HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
  • Yêu cầu hs giải thích cách làm.
  • Yêu cầu hs nêu lại các kiến thức có liên quan khi làm bài tập trên.
  • GV chốt lời giải đúng.

Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.

* Các bài tập khác hướng dẫn tương tự.

IV. Củng cố- Dặn dò.

  • Tổng hợp kết thức toàn bài.
  • Nhận xét tiết học.

3. Quy trình dạy môn Tiếng Việt Tiểu học

Quy trình dạy học phần Tập đọc

1. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.

- Nhóm nhận xét.

- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.

- Giáo viên nhận xét chung.

2. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa

- Học sinh ghi tựa bài.

- Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng

+ Học sinh đọc toàn bài

- Lớp đọc thầm và chia đoạn (nếu nội dung bài có phân đoạn rành mạch) đối với lớp 4, 5.

+ Học sinh tự chia đoạn, giáo viên nhận xét.

* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng (lớp 4, 5 đọc đoạn.)

- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng.

- Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.

- Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em chưa đọc đúng.

- Qua báo cáo của các em giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.

* Đọc vòng 2: Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ (Lớp 4, 5 đọc đoạn.)

- Luyện ngắt nghỉ đúng:

+ Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng (Lưu ý những bạn lần 01 chưa đọc). Trong khi đọc, nhóm cần phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho giáo viên những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà các em phát hiện.

- Giáo viên đưa câu dài (đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa), đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt nghỉ.

- Hướng dẫn giải nghĩa từ bao gồm từ ngữ trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề,…(Một số từ ngữ cần phải gắn với ngữ cảnh mới giải nghĩa được thì có thể đem xuống phần tìm hiểu bài để giải nghĩa).

* Đọc vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- Học sinh đọc theo nhóm đôi. sau đó có thể gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích kiểm tra kết quả đọc nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét bài đọc của bạn.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra.Học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của khổ thơ.

- Học sinh nêu nội dung chính của bài - giáo viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại.

c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)

* Thông qua tìm hiểu nội dung học sinh tìm ra giọng đọc chung toàn bài (Hào hứng, sôi nỗi, nhẹ nhàng…. Những từ ngữ cần nhấn giọng (cao độ, trường độ...)

* Luyện đọc diễn cảm đoạn: Lớp 4, 5 luyện đọc diễn cảm.

+ Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa lên bảng.

+ Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe và nêu giọng đọc của đoạn, những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên bảng.

+ 2, 3 học sinh đọc lại.

- Luyện đọc nhóm.

- Thi đọc diễn cảm. HD học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.

- Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh năng khiếu đọc ở mức cao hơn.

3.Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1, 2 câu)

- Học sinh nhận xét tiết học, giáo viên bổ sung.

- Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.

>> Chi tiết: Quy trình giờ dạy Tập đọc lớp 4, 5

Quy trình dạy học phần Tập làm văn

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

A. Đối với loại bài dạy lý thuyết:

* Giới thiệu bài:

- GV nêu yêu cầu của tiết học (chú ý làm nổi bật mối quan hệ nội dung tiết học này với tiết học khác.

* Hình thành khái niệm:

- Phân tích ngữ liệu: hướng dẫn phân tích ngữ liệu

- Ghi nhớ kiến thức: Cho HS đọc thầm và nhắc lại ghi nhớ SGK.

* Hướng dẫn luyện tập: hướng dẫn HS luyện tập thực hành.

* Củng cố - Dặn dò:

- Chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững.

- Nhận xét tiết học.

- Nêu những yêu cầu cần thực hành ở nhà.

B. Đối với loại bài thực hành:

- Giới thiệu bài:

- GV hướng dẫn HS thực hành làm các bài tập theo yêu cầu của từng bài.

- GV - HS nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, dặn dò cho bài sau.

>> Chi tiết: Quy trình giờ dạy Tập làm văn Tiểu học

4. Quy trình 5 bước lên lớp của Giáo viên tiểu học

Quy trình 5 bước lên lớp gói gọn trong 1 tiết học 45 phút của giáo viên tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới giúp các thầy cô lên tiết học một cách khoa học, nhằm mang đến tối đa kiến thức cho các em học sinh tiểu học. Tuy nhiên, trong 1 tiết học không cần thiết phải đầy đủ 5 bước mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp.

Chi tiết quy trình 5 bước lên lớp gồm:

1. Ổn định tổ chức (1-2 phút) là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. Có nhiều nội dung:

Theo dõi sự chuyên cần. Em nào có mặt, em nào vắng mặt để có hướng giúp đỡ và khích lệ – chỗ ngồi của học sinh đã ổn chưa. Bàn ghế thiếu đủ, có xộc xệch không, để chỉnh đốn kịp thời, nếu tiết trước có dặn dò gì, thì tiết này xem các em đã thực hiện đến đâu – có thông tin gì đặc biệt làm các em xôn xao, giáo viên cần thông báo để các em ổn định tập trung tư tưởng bước vào học.

Bước này được xây dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút. Lớp trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bảng trái để giáo viên đỡ mất thời giờ kiểm tra…

2. Bước kiểm tra bài cũ (2-3 phút)

Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài nghiêm túc.

Nội dung kiểm tra:

Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật…) của học sinh – tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá, khen chê kịp thời – có thể làm kiểm tra miệng hay viết một tiết hay 15 phút; nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó.

Tùy theo chủ đích và yêu cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời gian thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hướng giúp đỡ cụ thể.

Lâu nay, một số giáo viên không coi trọng việc kiểm tra học bài, làm bài ở nhà, thực hiện những gì giáo viên “dặn dò”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc của học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc dặn dò, nhắc nhở của giáo viên.

3. Bước giảng bài mới (35-40 phút) – bước trọng tâm

Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Không nhất thiết bài nào cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.

Một giáo viên đã vào bài Quê hương như sau: “Mỗi người một quan niệm, một xúc cảm về quê hương khác nhau. Với nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói lên quan niệm và tình cảm của mình qua bài Quê hương. Hôm nay ta học bài: Quê hương…

Về địa lý, giáo viên vào bài. Hôm nay ta học bài Châu Phi. Cũng được thôi. Một giáo viên khác: Đố các em, châu lục nào có hình dạng giống củ khoai, có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý? – Châu Phi.”

Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau.

Vì thiếu chuẩn bị kỹ nội dung lẫn phương pháp nên giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, không đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh.

4. Bước củng cố (2-3 phút)

Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu những điểm nào còn lơ mơ, chưa hiểu…

5. Bước dặn dò (2-3 phút)

Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em thực hiện được.

Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài, sưu tầm tranh ảnh, mà giáo viên không thu, không kiểm tra đánh giá thì coi như việc làm “công cốc dã tràng”.

Tất cả các kinh nghiệm dạy học, phương pháp dạy học và soạn bài hay, các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên.

Đánh giá bài viết
19 36.354
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm