Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thế nào là hình chiếu của một vật thể? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Lời giải:

Một vật thể được chiếu lên mặt phẳng và hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

1. Chi tiết về hình chiếu của một vật thể

- Hình chiếu là hình được "in lên" các mặt phẳng chiếu: 2 mặt chiếu đứng (trước - sau), 2 chiếu bằng (trên - dưới", 2 mặt chiếu cạnh (phải - trái). Như vậy, các mặt phẳng chiếu chính tương tự như 6 diện hộp triển khai. Đây là trường hợp đầy đủ. Trong thực tế, số lượng mặt phẳng chiếu được lựa chọn để trình bày tùy theo vật thể cụ thể tùy theo yêu cầu "cần - đủ".

- Hình chiếu được tạo ra trên các mặt phẳng chiếu theo nguyên tắc tạo thành do những tia chiếu // và vuông góc với các mặt phẳng chiếu.

- Hình chiếu in trên mặt phẳng chiếu theo hai phương pháp: "phép chiếu xuyên tâm" tạo ra hình chiếu xuyên tâm (theo một chiều tia chiếu - tia chiếu từ trên xuống sẽ tạo ra hình chiếu bằng bên dưới hình chiếu đứng...); "phép chiếu lật" sẽ tạo ra hình chiếu lật (tia chiếu đến vật thể và lật lại, tạo ra hình chiếu bằng đặt bên trên hình chiếu đứng...)

- Dựa vào các bản vẽ hình chiếu vật thể theo các mặt phẳng chiếu; người ta dựng được ra hình chiếu trục đo (vật thể trong không gian ba chiều quy định của vẽ kỹ thuật: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu - hình học họa hình).

2. Nêu tên và đặc điểm của mỗi phép chiếu.

Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau.

Phép chiếu xuyên tâm (hình a) các tia chiếu xuất phát từ một điểm, cho hình chiếu có kích thước thay đổi so với vật thể.

Phép chiếu song song (hình b) các tia chiếu song song với nhau cho hình chiếu có kích thước bằng kích thước của vật thể

Phép chiếu vuông góc (hình c) là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song, các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, cho hình chiếu có kích thước không đổi.

3. Các hình chiếu vuông góc

3.1. Các mặt phẳng chiếu

- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng

- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng

- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

3.2. Các hình chiếu

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Thế nào là hình chiếu của một vật thể? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 353
Sắp xếp theo

Lý thuyết Công nghệ 8

Xem thêm