Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Giải Toán 7 Bài 1 Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương sách Chân trời sáng tạo bao gồm lời giải và đáp án chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 7 tập 1 trang 47, 48, 49, 50. Lời giải Toán 7 được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em học sinh luyện Giải Toán 7 sách Chân trời sáng tạo một cách hiệu quả.

1. Hình hộp chữ nhật

Khám phá 1 trang 47 Toán 7 Tập 1:

Hình nào dưới đây có sáu mặt đều là hình chữ nhật?

Khám phá 1 trang 47 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

- Hình 1a) có 6 mặt đều là hình thang.

- Hình 1b) có 6 mặt đều là hình chữ nhật.

- Hình 1c) có 5 mặt, trong đó 3 mặt là hình chữ nhật và 3 mặt là hình tam giác.

Vậy hình 1b) có 6 mặt đều là hình chữ nhật.

Thực hành 1 trang 48 Toán 7 Tập 1:

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu các góc ở đỉnh F.

- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.

- Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?

Thực hành 1 trang 48 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

- Các góc ở đỉnh F là: \widehat {BFE},\widehat {BFG},\widehat {EFG}

- Các đường chéo được vẽ trong hình là: AG, BH, CE.

- Đường chéo chưa được vẽ là: DF.

Thực hành 2 trang 48 Toán 7 Tập 1:

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tính độ dài các cạnh AB, FG, AE.

Thực hành 2 trang 48 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Ta có: ABCD.EFGH là hình hộp chữ nhật. Khi đó,

+ ABCD là hình chữ nhật nên AB = DC = 5 cm, BC = AD = 8 cm.

+ BCGF là hình chữ nhật nên FG = BC = 8 cm.

+ AEHD là hình chữ nhật nên AE = DH = 6,5 cm.

Vậy độ dài các cạnh AB = 5 cm, FG = 8 cm, AE = 6,5 cm.

2. Hình lập phương

Khám phá 2 trang 48 Toán 7 Tập 1:

Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?

Khám phá 2 trang 48 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

- Hình 5a) là hình viên gạch có tất cả các mặt đều có dạng hình chữ nhật.

- Hình 5b) là hình khối rubik có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.

Vậy khối rubik có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.

Thực hành 3 trang 49 Toán 7 Tập 1:

Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5 cm (Hình 8).

- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.

- Nêu các góc ở đỉnh C.

- Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Thực hành 3 trang 49 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

- Ta có: ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương

=> Các mặt hình hộp chữ nhật là hình vuông.

=> BC = AB = CC’ = 5cm.

- Các góc ở đỉnh C: \widehat {BCC'};\widehat {DCC'};\widehat {BCD}

- Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’, A’C.

Vận dụng trang 49 Toán 7 Tập 1:

Trong tấm bìa ở Hình 9, tấm bìa nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?

Vận dụng trang 49 Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Hình 9a) tấm bìa gồm các hình vuông, khi gấp lại sẽ tạo thành hình lập phương.

Hình 9b) tấm bìa gồm các hình chữ nhật, khi gấp lại sẽ tạo thành hình hộp chữ nhật.

3. Giải bài tập trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Bài 1 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

Quan sát hình hộp chữ nhật Bài 1 trang 49 Toán lớp 7 Tập 1

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.

c) Kể tên những cạnh bằng nhau.

Hướng dẫn giải

a) Các cạnh là: AB;BC;CD;DA;AE;BF;CG;DH;EF;FG;GH;HE

Đường chéo là: AG; BH;CE;DF

b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF

Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG

c) Những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG;

BC = AD = FG = EH;

AE = BF = CG = DH

Bài 2 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).

a) Biết MN = 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?

b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương.

Quan sát hình lập phương Bài 2 trang 49 Toán lớp 7 Tập 1

Hướng dẫn giải

a) Ta có EFGH.MNPQ là hình lập phương.

Khi đó, MNFE là hình vuông nên EF = NF = MN = 3 cm.

Vậy độ dài EF = NF = 3 cm.

b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP, FQ, GM, HN.

Bài 3 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương

Hướng dẫn giải

Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhật

Hình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông

Bài 4 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?

Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c

Hướng dẫn giải

- Tấm bìa ở Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a.

- Vì Hình hộp chữ nhật ở hình 13a có 6 mặt hình chữ nhật bao gồm: các mặt đối diện bằng nhau, kích thước các mặt là: 4 cm x 3 cm, 3 cm x 1 cm, 4 cm x 1 cm.

.....................

Ngoài Giải Toán 7 Bài 2 Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương, mời các bạn tham khảo toàn bộ lời giải Toán 7 Chân trời sáng tạo tại chuyên mục Giải Toán 7 - Tập 1, Giải Toán 7 - Tập 2 trên VnDoc nhé.

Bài tiếp theo: Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Đánh giá bài viết
10 1.644
Sắp xếp theo

    Toán 7 Chân trời - Tập 1

    Xem thêm