Câu 1: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục b và caroten
C. Xanthophyl và diệp lục a
D. Diệp lục b và carotenoitCâu 2: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợpCâu 3: Lá cây có màu xanh lục vì
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.Câu 4: Pha sáng của quang hợp là:
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPHB. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 5: Quá trình quang hợp có hai pha sáng và tối. Pha sáng sử dụng loại sản phẩm nào của pha tối?
A. O2, NADPH, ATP
B. NADPH, O2
C. NADPH, ATPD. O2, ATP
Câu 6: Các tilacôit không chứa
A. Các sắc tố.
B. Các trung tâm phản ứng.
C. Các chất truyền electron.
D. Enzim cacbôxi hóa.Câu 7: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá
B. Có diện tích bề mặt lớnC. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
Câu 8: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là:
A. Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
C. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. Cả ba phương án trênCâu 9: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là
A. Diệp lục a.B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b.
D. Diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 10: Quá trình quang hợp cần phải có bao nhiêu nguyên tố trong các nguyên tố sau:
- Ánh sáng
- CO2
- H2O
- O2
- Bộ máy quang hợp
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 11: Diệp lục có màu lục vì
A. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
B. Sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lụcC. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
D. Sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
Câu 12: Trong các phát biểu sau
- Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
- Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
- Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
- Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?
A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
D. Mang e đến chu trình canvilCâu 14: Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng trong quá trình quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình
A. Tổng hợp ADN
B. Tổng hợp protein
C. Tổng hợp lipitD. Tổng hợp cacbohidrat
Câu 15: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.D. Điều hòa không khí.
Câu 16: Nối nội dung cột A với nội dung ở cột B
CỘT A | CỘT B |
1. Pha sáng | a. là sắc tố trực tiếp tham gia quang hợp |
2. Pha tối | b. diễn ra trong Stroma |
3. Diệp lục | c. là sắc tố làm cho lá có màu vàng |
4. Carotennoit | d. diễn ra ở grana |
Tổ hợp nào sau đây là đúng?
A. 1- b; 2- a; 3- d; 4- c
B. 1- d; 2- c; 3- b; 4- a
C. 1- d; 2- b; 3- a; 4- cD. 3- a; 4- c; 1- b; 2- d
Câu 17: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ và giải phóng oxi
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượngD. Điều hòa tỉ lệ khí O2/ CO2 của khí quyển
Câu 18: Hãy chú thích cho hình bên
Phương án chú thích đúng là
A. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - chất nền; 4 - tilacôit; 5 - grana.B. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - tilacôit; 4 - chất nền; 5 - grana.
C. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - chất nền; 4 - grana; 5 - tilacôit.
D. 1 - màng ngoài; 2 - màng trong; 3 - grana; 4 - tilacôit ; 5 - chất nền.
Câu 19: Ở thực vật có 4 miền sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền sáng nào?
A. Đỏ B. Da cam C. Lục D. Xanh tím
Câu 20: Chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp tạo ra bao nhiêu chất trong các chất sau đây?
(1). ATP; (2). O2; (3). NADPH; (4). C6H12O6; (5). H2O
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5Câu 21: Theo lí thuyết, để quá trình quang hợp tổng hợp được 180g glucozo thì cây phải sử dụng bao nhiêu gam nước cho pha sáng
A. 360g B. 432g C. 180g D. 216g
Câu 22: Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sángC. Cường độ quang hợp không thay đổi
D. Cường độ quang hợp đạt tối đa
Câu 23: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn ra ở xoang thilacoit
B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng
C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng
Câu 24: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợpCâu 25: Bơm proton là quá trình nào sau đây?
A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
C. Hoạt động thẩm thấu
D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ protonCâu 26: Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình quang hợp?
A. Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ
B. Biến đổi chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống trên Trái đất.
C. Làm trong sạch bầu khí quyển
D. Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng
Câu 27: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng
D. Điều hòa không khí
Câu 28: Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp
A. Lá to, dày, cứng
B. To, dày, cứng, có nhiều gân
C. Lá có nhiều gân
D. Lá có hình dạng bản, mỏng
Câu 29: Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
1. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
2. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 mô giậu chứa nhiều lục lạp.
3. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
4. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. 1,2, 3, 4
B. 1,2,4.
C. 1,2,3
D. 2, 3,4.
Câu 30: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
B. Có diện tích bề mặt lá lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.
Câu 31: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện diệp lục và carôtenôit?
A. Dung dịch iôt
B. Dung dịch cồn 90-96⁰
C. Dung dịch KCl
D. Dung dịch H2SO4
Câu 32: Có bao nhiêu hóa chất sau đây có thể được dùng để tách chiết sắc tố quang hợp?
I. Axêtôn.
II. Cồn 90 - 96⁰.
III. NaCl.
IV. Benzen.V. CH4
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có các câu hỏi trắc nghiệm về quang hợp ở thực vật kèm đáp án. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu học tập thì VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11