Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 9

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 9: Các loại rễ, các miền của rễđược chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Các loại rễ, các miền của rễ

Câu 1. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây?

A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.
B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.
C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.
D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.

Câu 2. Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính?

A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại

Câu 3. Cây nào dưới đây có rễ cọc?

A. Rau dền B. Hành hoa C. Lúa D. Chuối

Câu 4. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây có rễ chùm?

1. Bưởi
2. Diếp cá
3. Dừa
4. Ngô
5. Bằng lăng

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ?

A. Tỏi và rau ngót
B. Bèo tấm và tre
C. Mít và riềng
D. Mía và chanh

Câu 6. Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại?

A. Bèo cái
B. Bèo Nhật Bản
C. Bèo tấm
D. Đậu xanh

Câu 7. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính?

A. 3 miền B. 4 miền C. 2 miền D. 5 miền

Câu 8. Cây nào dưới đây có rễ phụ?

A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Si
C. Trầu không
D. Ngô

Câu 9. Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào?

A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành.
B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành.
C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành.
D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.

Câu 10. Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì?

A. Hấp thụ nước và muối khoáng
B. Che chở cho đầu rễ
C. Dẫn truyền
D. Làm cho rễ dài ra

Câu 11: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ cọc?

A. Cây khoai, cây môn, cây sả

B. Cây ngô, cây sả, cây lúa

C. Cây dừa, cây lúa, cây mít

D. Cây xoài, cây ổi, cây đào

Câu 12: Rễ chùm có cấu tạo như thế nào?

A. Gồm nhiều rễ có hình dạng và kích thước giống nhau mọc từ gốc, tỏa ra thành một chùm

B. Giống như những cái cọc đâm xuống đất

C. Mọc từ trên cành cao đâm xuống đất như những cây cột

D. Gồm một cái rễ to khỏe đâm xuống đất, trên rễ cái có nhiều rễ con mọc xiên đâm ra xung quanh; từ các rễ con lại mọc ra những bé hơn nữa

Câu 13: Nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ chùm?

A. Cây khoai, cây môn, cây sả

B. Cây ngô, cây sả, cây lúa

C. Cây xoài, cây ổi, cây đào

D. Cây dừa, cây cau, cây mít

Câu 14: Muốn cho bộ rễ phát triển mạnh để cây nhanh tốt, không nên

A. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ

B. Xới đất cho tơi xốp

C. Tưới nước và bón phân nhiều cho rễ mau phát triển

D. Tưới nước cho đủ và bón phân hợp lí

Câu 15: Có hai loại rễ chính là

A. Rễ cọc và rễ chùm

B. Rễ cọc và rễ con

C. Rễ chùm và rễ con

D. Rễ cái và rễ con

Câu 16: Miền sinh trưởng là

A. Có chức năng dẫn truyền

B. Làm cho rễ dài ra

C. Hấp thụ nước và muối khoáng

D. Che chở cho đầu rễ

Câu 17: Miền hút là

A. Làm cho rễ dài ra

B. Hấp thụ nước và muối khoáng

C. Che chở cho đầu rễ

D. Có chức năng dẫn truyền

Câu 18: Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

A. Để giữ cho cây đứng thẳng

B. Để lấy nước và muối khoáng

C. Để giữ cho cây đứng vững

D. Cả B và C

Câu 19: Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất ? Vì sao?

A. Miền trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền
B. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ
C. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
D. Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây

Câu 20: Các cây sống trong nước rễ không có lông hút vì?

A. Cây không cần nước

B. Cây hút nước và muối khoáng hòa tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ

C. Môi trường nước đã nâng đỡ cây

D. Cả A và B

Câu 21: Rễ cây ngập trong nước có lông hút không?

A. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước đều có lông hút

B. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút

C. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước có lông hút

D. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút

---------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và đặc điểm của các loại rễ và các miền cua rễ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 6, Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
2 1.221
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 6

    Xem thêm