Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây
Quy tắc Mac-cốp-nhi-côp
Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến quy tắc Maccopnhicop. Cũng như đưa ra nội dung chi tiết câu hỏi bài tập liên quan quy tắc Maccopnhicop. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.
Thí dụ: CH3-CH=C(CH3)2 + HBr → CH3-CH2-CH(CH3)2
Đáp án D
Quy tắc Mac-cốp-nhi-côp
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử J (hay phân mang đện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (Có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H ít hơn).
Thí dụ:
CH3-CH=CH2 + HBr → CH3-CH(Br)-CH3 (sản phẩm chính)
2-brompropan
CH3-CH=CH2 + HBr → CH3-CH2-CH2Br (sản phẩm chính)
1-brompropan
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3 có tên gọi theo danh pháp quốc tế là: 3-metylpent-2-en.
Câu 2. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.
C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH.
D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Phương trình phản ứng C2H4 cộng KMnO4
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
Câu 3. Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
HCl là tác nhân bất đối xứng, để anken C4H8 cộng HCl cho 1 sản phẩn hữu cơ duy nhất thì C4H8 phải đối xứng
=> CTCT: CH3-CH=CH-CH3 : có đồng phân hình học nên tính là 2 anken
Câu 4. Cho hỗn hợp hiđrocacbon A, B, C kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử C gấp đôi khối lượng phân tử A. Tiến hành đốt cháy 0,2 mol chất B, sau phản ứng, dẫn sản phẩm khí qua hoàn toàn dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 118,2
B. 59,1
C. 177,3
D. 88,65
Gọi công thức phân tử của A là CxHy
Theo đề hỗn hợp hiđrocacbon A, B, C kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên C hơn A hai nhóm –CH2
=> MB = MA + 14 và MC = MA +28
Vì MC= 2MA => MA +28 = 2.MA => MA = 28.
Công thức phân tử của A là C2H4, từ công thức phân tử của A ta tìm ra lần lượt được: B là C3H6, C là C4H8
Phương trình phản ứng đốt cháy B
C3H6 + 9/2O2 → 3CO2 + 3H2O
0,2 → 0,6
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
0,6 → 0,6
=> mkết tủa = 0,6. (137 + 12 + 16.3) = 118,2 (gam)
Câu 5. Số đồng phân ứng với hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H10 là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Số đồng phân ứng với hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H10 là 6
CH2=CH-CH2-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH2-CH3 (có đồng phân hình học)
CH2=C(CH3)-CH2-CH3
(CH3)2C=CH-CH3
(CH3)2CH-CH=CH2
-------------------------------------
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn phương trình hóa học Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây, khi cracking C4H10 tạo ra CH4 và C3H8 đây cũng là một trong các phương trình điều chế quan trong metan. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung câu hỏi liên quan: