Bài tập Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Anđehit
Bài tập Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Anđehit được VnDoc biên soạn là một trong những dạng bài tập điển hình của Bài tập Anđehit, đưa ra các dạng bài tập từ mức độ cơ bản đến nâng cao giúp các bạn luyện tập thành thạo các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Anđehit
Phần câu hỏi bài tập Anđêhit
Câu 1: Cho 4,5 gam anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kim loại Ag. Giá trị của m là
A. 32,40.
B. 64,80.
C. 43,20.
D. 16,20.
Hướng dẫn giải
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
0,15 0,6 mol
=> mAg = 64,8 gam
Chú ý: Phản ứng giữa HCHO với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) tỉ lệ số mol:
4nHCHO = nAg
Câu 2: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,05 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 10,8 gam.
B. 43,2 gam.
C. 16,2 gam.
D. 21,6 gam.
Hướng dẫn giải
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
0,05 mol → 0,1 mol
mAg = 0,1.108 = 10,8 gam
Chú ý: Phản ứng giữa CH3CHO với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) tỉ lệ số mol:
2nHCHO = nAg
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol HCHO và 0,01 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 25,92.
B. 21,60.
C. 15,12.
D. 30,24.
Hướng dẫn giải
Dựa vào 2 ví dụ trên thì ta có:
HCHO → 4Ag
HCOOH → 2Ag
nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4.0,03 + 2.0,01 = 0,14 mol => mAg = 15,12 gam
Câu 4: Cho 50g dung dịch anđehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (vừa đủ) thu được 32,4 gam Ag kết tủa. Nồng độ của anđehit axetic trong dung dịch đã dùng là
A. 4,4%.
B. 13,2%.
C. 8,8%.
D. 17,6%.
Hướng dẫn giải
nAg = 0,3 mol
Ta có nCH3CHO = 1⁄2 nAg = 0,15 mol
→mCH3CHO = 0,15.44 = 6,6 gam
→C% = 13,2%
Câu 5: Cho 4,5 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là
A. 49%.
B. 40%.
C. 45%.
D. 33,33%.
Hướng dẫn giải
HCHO → 4Ag
0,05 ← 0,2 mol
→ mHCHO = 0,05.30 = 1,5 gam → C%[HCHO] = 1,5: 4,5 .100% = 33,33%
Câu 6: Cho 3,7 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là
A. 4,4 gam.
B. 3 gam.
C. 1,5 gam.
D. 2,2 gam.
Hướng dẫn giải
nAg = 0,3 mol
HCHO → 4Ag
x → 4x
CH3CHO → 2Ag
y → 2y
Theo đề bài:
30x + 44y = 3,7
4x + 2y = 0,3
Giải phương trình: x = 0,05; y = 0,05 mol
=> mHCHO = 0,05.30 = 1,5 gam
Câu 7: Oxi hóa 1,5 gam HCHO thành axit với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia phản ứng tráng gương thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của H là
A. 60.
B. 80.
C. 60.
D. 75.
Hướng dẫn giải
nHCHO = 0,05 mol
nHCHO phản ứng là x
nAg = 2nHCOOH + 4nHCHO dư = 2x + 4.(0,05 - x) = 0,12
=> nAg = 0,04 mol
H% = 0,04/0,05.100% = 80%
Câu 8: Khi oxi hóa 8,4 g một anđehit đơn chức, ta thu được 10,8 gam axit tương ứng. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. Công thức cấu tạo của anđehit là
A. HCHO.
B. CH3-CHO.
C. CH3-CH2-CHO.
D. CH2=CH-CHO.
Câu 9: Cho 5,8 gam andehit A tá dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTCT của A là
A. CH3CHO
B. CH2=CHCHO
C. OHC-CHO
D. HCHO
Câu 10: Cho 1,74 gam anđehit no, đơn chức tác dụng với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 6,48 gam Ag. Công thức cấu tạo của anđehit là
A. CH3CHO.
B. CH3CH2CHO.
C. (CH3)2CHCHO.
D. CH3CH2CH2CHO.
Câu 11: Cho dung dịch chứa 0,58 g chất hữu cơ đơn chức X mạch hở (chỉ gồm các nguyên tố C, H, O) tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. CH3-CHO.
C. CH3-CH2-CHO.
D. CH2=CH-CHO.
X là anđehit đơn chức
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
nAg = 0.02 mol => nRCHO = 12 nAg = 0,01 mol
MRCHO = 58,0 g/mol. R là C2H5 , X là CH3CH2CHO
Câu 12: Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là
A. HCHO.
B. CH2=CH-CHO.
C. OHC-CHO.
D. CH3CHO.
Hướng dẫn giải
TH1: Anđehit là HCHO
HCHO → 4Ag
0,05 0,2
m = 0,05.30 = 1,5 gam khác 2,9 gam loại
TH2: Anđehit không phải là HCHO
R(CHO)x →2xAg
0,1 0,2
=> 0,1/x.(R + 29x) = 2,9 => R= 0
Câu 13: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. OHC - CHO.
C. CH3CHO.
D. CH3CH(OH)CHO.
Câu 14: Cho 7,4 gam hỗn hợp anđehit đơn chức phản ứng với AgNO3/NH3 thu được 64,8 gam Ag. Biết hai anđehit có số mol bằng nhau. Công thức của hai anđehit là
A. HCHO và C2H5CHO
B. CH3CHO và C2H5CO
C. HCHO và CH3CHO
D. HCHO và C2H3CHO
Trường hợp nếu cả 2 andehit đơn chức đều khác HCHO thì:
⇒ n 2 andehit = 1/2.
Tổng số mol Ag = 0,3 mol
⇒ mỗi andehit có số mol là 0,15 mol.
⇒ M trung bình = 7,4 ÷ 0,3 ≈ 24,67
⇒ không có cặp andehit nào thỏa mãn.
Theo đó, có một andehit là HCHO, andehit còn lại dạng RCHO đều cùng x mol.
⇒ Tổng số mol Ag: nAg= 4x + 2x = 64,8 ÷ 108 = 0,6 mol
⇒ x = 0,1 mol.
⇒ 0,1 × 30 + 0,1 × (R + 29) = m 2 anđehit= 7,4 gam
⇒ R = 15 → gốc CH3.
⇒ cho biết cặp andehit cần tìm là HCHO và CH3CHO
Câu 15: Oxi hóa 17,4 gam một anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương ứng (H = 75%). Anđehit có công thức phân tử là :
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C3H4O.
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp metanal và etanal phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 48,6 gam kết tủa và dung dịch chứa 16,275 gam muối amoni của axit hữu cơ. Giá trị của m là
A. 9,15.
B. 8,85.
C. 11,1.
D. 8,325.
Câu 17: Lấy 0,94 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Vậy CTPT của hai anđehit lần lượt là
A. CH3CHO và HCHO.
B. C2H5CHO và C3H7CHO.
C. CH3CHO và C2H5CHO.
D. C3H7CHO và C4H9CHO.
Hướng dẫn giải
CTTQ: RCHO
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →RCOONH4 + NH4NO3 + 2Ag
nAg = 3,24/108 = 0,03 mol
⇒nRCHO = 0,015 mol => MRCHO = 0,94/0,015 = 62,67g/mol ⇒ MR=33,6g/mol
⇒ CTPT: C2H5CHO (a mol), C3H7CHO (b mol)
58a + 72b = 0,94
a + b = 0,015
⇒a = 0,01; b= 0,005
%mC2H5CHO = (0,01× 58)/0,94 × 100% = 61,7%%
mC3H7CHO = 100 − 61,7 = 38,3%
Câu 18: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở. Cho l,98g X (có số mol 0,04) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 0,35 gam H2. Giá trị của m là
A. 4,85
B. 6,93
C. 5,94
D. 8,66
Câu 19: Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,05.
C. 0,20.
D. 0,10.
Hướng dẫn giải
X đơn chức nhưng nAg = 3nX => X có nhóm CH≡C – đầu mạch
+) Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag
=> X là CH≡C – CH = CH – CHO (có tổng là 4π)
+) nH2 = 4nX = 0,2 mol
Câu 20: Cho 0,87 gam anđehit no đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Nếu cho 11,6 gam anđehit đó tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni) nung nóng thì VH2 tham gia là
A. 2,24 lít.
B. 6,72 lít.
C. 4,48 lít.
D. 5,6 lít.
Câu 21: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 8) gam hỗn hợp Y gồm hai axit. Đem đốt cháy hết hỗn hợp Y cần vừa đủ 29,12 lít O2 (ở đktc). Giá trị m là
A. 22,4.
B. 24,8.
C. 18,4.
D. 26,2.
Hướng dẫn giải
nX = nY = nO = 8/16 = 0,5
CnH2nO2 + (1,5n - 1)O2 → nCO2 +nH2O
0,5 1,3
=> n = 2,4
mX = 0,5.(14n +16) = 24,8
Câu 22: Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,05.
C. 0,20.
D. 0,10.
X đơn chức nhưng nAg = 3nX => X có nhóm CH≡C – đầu mạch
+) Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag
=> X là CH≡C – CH = CH – CHO (có tổng là 4π)
+) nH2 = 4nX = 0,2 mol
Câu 23: Cho 10,2 gam hợp chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,45 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡C-[CH2]2-CHO.
B. CH3-C≡C-CHO.
C. CH2=C=CH-CHO.
D. CH≡ C-CH2-CHO.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, HCHO, C2H5CHO và OHC-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,88 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Giá trị có thể có của m là
A. 7,32
B. 7,64
C. 6,36
D. 6,68.
Câu 25: Cho 0,3 mol hỗn hợp X chứa 3 andehit đơn chức, mạch hở, đều có 3C trong phân tử với tỷ lệ mol là 1:1:1 tác dụng với AgNO3/NH3 dư. Thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 84,2.
B. 64,8.
C. 129,6.
D. 86,4.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được lượng Ag tối đa là
A. 54,0 gam.
B. 108,0 gam.
C. 216,0 gam.
D. 97,2 gam.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm andehit acrylic, metyl axetat, andehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là
A. 43,5.
B. 64,8.
C. 53,9.
D. 81,9.
Câu 28: Đun nóng 0,04 mol hỗn hợp X chứa 2 anđehit đều đơn chức, mạch hở cần dùng dung dịch chứa 0,09 mol AgNO3 trong NH3, thu được 10,72 gam kết tủa. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,04 mol X cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được 2,12 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Giá trị của a là
A. 0,05 mol
B. 0,12 mol
C. 0,06 mol
D. 0,09 mol
Câu 29: Chia 29,2 gam hỗn hợp G gồm 2 anđehit đơn chức (trong cùng dãy đồng đẳng, hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử) thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1. Cho vào dung dịch dư trong đun nóng, thu được 86,4 gam Ag.
Phần 2. Cho vào nước brom vừa đủ thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng KOH thu được dung dịch chứa a gam muối khan.
Giá trị của a là
A. 102,2
B. 22,4
C. 117,6
D. 30,8
Câu 30: Chia 0,16 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức A và hai chức B (MA < MB) thành hai phần bằng nhau. Hiđro hóa phần 1 cần vừa đủ 3,584 lít H2 (ở đktc). Cho phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag và 8,52 gam hỗn hợp hai muối amoni của hai axit hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp X là
A. 49,12%.
B. 34,09%.
C. 65,91%.
D. 50,88%.
Đáp án câu hỏi bài tập Anđehit
1B | 2A | 3C | 4B | 5D | 6C | 7B | 8D | 9C | 10B |
11C | 12C | 13B | 14C | 15C | 16B | 17B | 18A | 19C | 20C |
21B | 22C | 23D | 24C | 25A | 16B | 27C | 28C | 29C | 30A |
...............................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài tập Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Anđehit. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.