Báo cáo thực hành hóa 12 trang 104

Báo cáo thực hành hóa 12 bài 24 được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh biết cách thực hiện một bài thực hành gồm các bước cũng như hướng dẫn các bạn học sinh đưa ra các nhận xét về hiện tượng thí nghiệm.

A. Bản tường trình hóa học 12 Bài 24

Họ và tên: ....................................................................................................

Lớp:          ....................................................................................................

I. Dụng cụ hóa chất 

1. Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giấy giáp

2. Hóa chất: dung dịch HCl, 3 mẩu Al, Fe, Cu có kích thước tương đương, đinh sắt, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, mẩu kẽm.

II. Nội dung thực hành

Cách tiến hànhHiện tượngGiải thích, phương trình phản ứng
Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãng
Lần lượt cho 3 mẫu kim loại Al, Fe, Cu có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm.
Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dung dịch HCl loãng

Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh (Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2

Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

Phương trình hóa học

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Mời các bạn tham khảo thêm cách trình bày bản báo cáo theo từng phần: Bài thực hành 24 hóa 12

B. Nội dung lý thuyết liên quan đến bài thực hành hóa 12 bài 24

I. Tính chất của kim loại

1. Tính chất hóa học chung

Các kim loại đều có tính khử: M → Mn+ + ne

Tác dụng với phi kim:

2Fe + Cl2 → 2FeCl3

4Al + O2 → 2Al2O3

Tác dụng với dung dịch axit:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

3Cu + HNO3 loãng → 3CuSO4 + 2NO↑ + 4H2O

Tác dụng với nước: kim loại nhóm IA và IIA

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

2.  Dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hoá cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử: chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

II. Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

1. Điều chế kim loại

Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện:

Ví dụ: PbO + H2 → Pb + H2O

Trong phòng thí nghiệm, kim loại được điều chế bằng phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu trong dung dịch

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Phương pháp điện phân: Điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch:

Ví dụ: 2Al2O3 \overset{đpnc}{\rightarrow} 4Al + 3O2

CuCl2 \overset{đpdd}{\rightarrow} Cu + Cl2

C. Lưu ý khi làm bài thực hành hóa 12 trang 104

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Hóa 12 bài 24 thực hành một số tính chất của protein và vật liệu polime. Nội dung bài thực hành hóa học 12 bài 24 gồm 3 thí nghiệm:

  • Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.
  • Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.
  • Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Chú ý quan sát thao tác làm thí nghiệm, hướng dẫn của giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý thao tác cầm dụng cụ, sử dụng hóa chất: kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Đọc bài và chuẩn bị thật kĩ nội dung bài thực hành hóa 12 bài 16 trước khi đến lớp.

Mục đích thí nghiệm

- Hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm

- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Kỹ năng thí nghiệm

- Kĩ năng lấy hóa chất bằng ống hút, pipet

- Thường thì kim loại sẽ tác dụng với oxi có trong không khí tạo lớp màng oxit, nên cà sạch lớp oxit này trước khi tiến hành thí nghiệm để quan sát rõ nhất hiện tượng xảy ra.

.......................................

Trên đây VnDoc đã biên soạn hướng dẫn các bạn Báo cáo thực hành hóa 12 bài 24 dưới dạng kẻ bảng. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

>> Một số nội dung bài thực hành trong chương trình Hóa 12 Kì 2:

Đánh giá bài viết
16 42.947
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm