Bài thực hành hóa 12 bài 39

Bài thực hành hóa 12 bài 39 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị soạn bài 39 hóa 12 cũng như biết cách trả lời các câu hỏi trong phần thực hành. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Họ và tên: ....................................................................................................

Lớp        : .....................................................................................................

A. Bản tường trình bài thực hành Hóa 12 Bài 39

1. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,…

Hóa chất: đinh sắt đã đánh thật sạch, vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3

Cách tiến hành:

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm.

Rót vào ống nghiệm này 3 – 4ml dung dịch HCl.

Đun nóng nhẹ thất rõ bọt khí sủi lên.

Hiện tượng – giải thích:

Ta thấy dung dịch ban đầu là dung dịch trong suốt,

Khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt

Sau một thời gian thấy dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ. Màu nâu đỏ là của muối sắt (III)

Phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, công tơ hút dài…

Hóa chất: dung dịch FeCl2, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Lấy dung dịch FeCl2 vừa đều chế được ở thí nghiệm 1cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau đây:

Đun sôi 4 – 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH.

Quan sát màu của kết tủa vừa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối thí nghiệm để quan sát tiếp.

Hiện tượng – giải thích:

Khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl2, ta thấy kết tủa có màu trắng xanh, sau một thời gian ta thấy kết tủa chuyền dần sang màu nâu.

Giải thích: Muối sắt (II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau một thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2

Phương trình hóa học: 

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O­7

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…

Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch K2Cr2O7,

Cách tiến hành:

Điều chế dung dịch FeSO4 bằng cách cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm.

Hiện tượng – giải thích:

Khi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 ta thấy dung dịch chuyển dần sang màu nâu đỏ, do trong môi trường axit có chất oxi hóa K2Cr2O7, Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.

Phương trình hóa học

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

4. Thí nghiệm 4. Phản ứng của đồng với H2SO4 đặc nóng

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,..

Hóa chất: dung dịch H2SO4 đặc, mảnh đồng, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Cho 1- 2 mảng đồng vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được.

Hiện tượng – giải thích:

Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh Cu2+.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2 đồng thời phản ứng chậm lại (do nồng độ H2SO4 giảm)

Phương trình hóa học 

Cu + 2H2SO4đặc \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuSO4 + SO2 + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

(Phản ứng làm giảm nồng độ axit → làm phản ứng xảy ra chậm

B. Một số nội dung lưu ý trong quá trình làm bài thực hành 

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 12 bài 39. Nội dung bài thực hành hóa học 12 Bài 39 hóa 12 Thực hành tính chất hóa học sắt đồng và những hợp chất của sắt crom gồm 4 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr27

Thí nghiệm 4. Phản ứng của đồng với H2SO4 đặc nóng

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

C. Nhắc lại kiến thức nội dung 

1. Tính chất hóa học của sắt và một số hợp chất quan trọng

1.1. Sắt có tính khử trung bình

Tác dụng với phi kim:

2Fe + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2FeCl3

Tác dụng với axit:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + 4HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

1.2. Một số hợp chất của sắt

Fe(OH)2: là chất rắn màu trắng , hơi xanh, không tan trong nước.

Điều chế: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ.

Muối sắt (II):

Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá tạo thành muối sắt (III)

FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Điều chế: Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2. Tính chất hóa học của đồng và một số hợp chất quan trọng

2.1. Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

Tác dụng với phi kim

Cu + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO

Tác dụng với axit: không khử được nước và ion H+ trong dd HCl, H2SO4 loãng

3Cu + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

2.2. Một số hợp chất quan trọng của đồng

Đồng (II) hiđroxit - Cu(OH)2

Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.

Cu(OH)2 là một bazơ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

Muối đồng (II)

Các dung dịch muối đồng đều có màu xanh

CuSO4.5H2O \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuSO4 + 5H2O

(màu xanh) (màu trắng)

..........................................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài thực hành hóa 12 bài 39. Bài viết đã gửi tới bạn đọc nội dung báo cáo thực hành môn Hóa học 12. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 12...

Đánh giá bài viết
4 37.865
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm