Giải Hóa 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tập hiệu quả hơn môn Hóa học 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

A. Tóm tắt hóa 12 bài 3

I. Khái niệm xà phòng

Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của xà phòng thường là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic

  • Phương pháp sản xuất

Để sản xuất xà phòng, người ta đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao

Hỗn hợp các muối natri của axit béo ở trạng thái keo. Muốn tách muối này ra khỏi hỗn hợp, người ta thêm muối ăn vào hỗn hợp.

II. Chất giặt rửa tổng hợp

Khái niệm: Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp.

  • Phương pháp sản xuất

Chất giặt rửa tổng hợp được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ.

III. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Muối natri làm cho vết bẩn được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn rồi được phân tán vào nước và bị rửa trôi đi.

Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng (nước có nhiều ion Ca2+, Mg2+).

Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.

B. Giải bài tập trang 15, 16 SGK Hóa 12

Bài 1 trang 15 SGK Hóa 12

Xà phòng là gì?

Đáp án hướng dẫn giải

Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia như chất độn, chất diệt khuẩn, chất tạo hương,....

Bài 2 trang 15 SGK Hóa 12

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.

b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.

c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.

d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.

Đáp án hướng dẫn giải

a. Đ

b. S. Câu đúng phải là “muối natri hoặc kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng”.

c. Đ

d. Đ

Bài 3 trang 15 SGK Hóa 12

Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng)

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.

b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.

Đáp án hướng dẫn giải

Trong 1 tấn mỡ có 0,2 tấn (C17H35COO)3C3H5

0,3 tấn (C15H31COO)3C3H5

0,5 tấn (C17H33COO)3C3H5

Giả sử có 1 kmol (C17H35COO)3C3H5

1 kmol (C15H31COO)3C3H5

1 kmol (C17H33COO)3C3H5

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)

Giả sử            890                                               306                                          kg

Thực tế:         0,2                                         (0,2.306)/890                                  kg

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 (2)

Giả sử:              806                                            278                      kg

Thực tế:             0,3                                    0,3.278/806                 kg

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 (3)

Giả sử:                884                                              304                 kg

Thực tế:               0,5                                      0,5.884/304             kg

Theo pt (1) , (2), (3) khối lượng muối thu được là:

\frac{0,2.3.306}{890} +\frac{0,3.3.278}{806} +\frac{0,5.3.304}{884} =1,03255 (tấn)=1032,55 (kg)

Vì hiệu suất là 90% nên khối lượng muối thu được là:

m =\frac{1032,55.90}{100} =929,3 (kg)

Bài 4 trang 16 SGK Hóa 12

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.

Đáp án hướng dẫn giải 

Ưu điểm: xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm: Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.

Bài 5 trang 16 SGK Hóa 12

Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng 72 (xà phòng chứa 72 % khối lượng natri stearat).

Đáp án hướng dẫn giải

Khối lượng của natri stearat là:

mC_{17}H_{35}COONa = 1.72/100 (tấn)

nC_{17}H_{35}COONa = 0,72 /306 mol.

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

n(C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5 = 0,72/3.306.

m((C_{17}H_{35}COO)_3C_3H_5) = (890.0,72)/(3.306) = 0,698 (kg)

Khối lương chất béo là:

m = 0,698.100/89 = 0,784 (kg)

>> Bài tiếp theo tại: Giải bài tập Hóa 12 bài 4: Luyện tập Este và chất béo

C. Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 3

Câu 1: Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các câu sau

A. Phân hủy chất béo.

B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

C. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

D. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất bẩn.

Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion Ca2+ và Mg2+

Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ.

Chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng bị các vi sinh vật phân huỷ.

Câu 3: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm

A. Dễ kiếm

B. Rẻ tiền hơn xà phòng

C. Có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng

D. Có khả năng hòa tan tốt trong nước

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:

A. 17,80 gam.

B. 18,24 gam.

C. 16,68 gam

D. 18,38 gam.

Câu 5: Este nào sau đây có mùi chuối chín

A. Etyl butirat

B. Benzyl axetat

C. Etyl propionat

D. Isoamyl axetat

Câu 6: Cho các nhận định sau:

1. Hầu hết các este dễ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ

2. Etyl propionat có mùi thơm của hoa nhài

3. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.

4. Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia

5. Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng

Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A. 200,8.

B. 183,6.

C. 211,6.

D. 193,2.

Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no Y. Y là

A. Axit axetic

B. Axit panmitic

C. Axit oleic

D. Axit stearic

-------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu khác:

Đánh giá bài viết
2 5.577
Sắp xếp theo

    Giải Hoá 12 - Giải bài tập Hóa 12

    Xem thêm