Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 12 bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom

Bài 39 hoá 12: Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom

VnDoc xin mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom. Bộ tài liệu chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom

1. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

Cách tiến hành

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm.

Rót vào ống nghiệm này 3 – 4ml dung dịch HCl.

Đun nóng nhẹ thất rõ bọt khí sủi lên.

Hiện tượng

Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng (do một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+)

Phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

Cách tiến hành:

Lấy dung dịch FeCl2 vừa đều chế được ở thí nghiệm 1cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau đây:

Đun sôi 4 – 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH.

Quan sát màu của kết tủa vừa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối thí nghiệm để quan sát tiếp.

Hiện tượng

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng Fe(OH)2.

Để lâu đến cuối buổi thấy xuất hiện kết tủa màu vàng Fe(OH)2; Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

Phương trình hóa học:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

Cách tiến hành:

Điều chế dung dịch FeSO4 bằng cách cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm.

Hiện tượng – giải thích:

Khi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 ta thấy dung dịch chuyển dần sang màu nâu đỏ, do trong môi trường axit có chất oxi hóa K2Cr2O7, Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.

Phương trình hóa học

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

4. Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

Cách tiến hành:

Cho 1- 2 mảng đồng vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được.

Hiện tượng

Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh Cu2+.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2 đồng thời phản ứng chậm lại (do nồng độ H2SO4 giảm)

Bản tường trình bài thực hành hóa 12 bài 39 tại: Bài thực hành hóa 12 bài 39

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Hoá 12 - Giải bài tập Hóa 12

    Xem thêm