Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

Hóa học 12 - Đại cương về polime

Để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16, nội dung tài liệu gồm 8 bài tập trang 89, 90 SGK kèm theo lời giải chi tiết. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 1 (trang 89 sgk Hóa 12 nâng cao): Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

B. Polime là hợp chất có phân từ khối lớn.

C. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Lời giải:

Đáp án A, B

Bài 2 (trang 89 sgk Hóa học 12 nâng cao): Chọn phát biểu đúng:

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia vào phản ứng tạo nên polime

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội.

D. Các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội được gọi là monome.

Lời giải:

Đáp án A, C

Bài 3 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:

a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.

c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.

Lời giải:

a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...

Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...

Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...

b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.

Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.

c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...

Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...

Bài 4 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Sự trùng hợpSự trùng ngưng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn

- Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền

- Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác.

- Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...)

- Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng.

Ví dụ:

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

Bài 5 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.

Lời giải:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Bài 6 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Viết phương trình hóa học của các phản ứng và xếp loại các phán ứng polime hóa (trùng hợp, trùng ngưng) các monome sau:

a. CH3CH=CH2;

b. CH2=CCl-CH=CH2

c. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN

d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2 (axit isophtalic);

e. NH2 -CH(CH3) -[CH2 ]10COOH.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

a, b, c thuộc loại phản ứng trùng hợp

d, e thuộc loại phản ứng trùng ngưng

Bài 7 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Cho biết các monome dùng để điều chế các polime sau:

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

Lời giải:

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

Bài 8 (trang 90 sgk Hóa 12 nâng cao): Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa dược không? Tính hệ số polimc hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000.

Lời giải:

Số các đơn vị mắt xích liên kết với nhau trong phân tử polime:

Nói chung không thể xác định chính xác hệ số polime hóa do phân tử khối của polime là không xác định

PE

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

28n = 420000 → n = 15000

PVC

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16

625n = 250000 → n = 4000

Xenlulozo (C6H10O5)n 162n = 1620000 → n = 10000

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 16. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

    Xem thêm