Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 23

Hóa học 12 - Sự ăn mòn kim loại

VnDoc mời bạn đọc tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 23, nội dung tài liệu gồm 5 bài tập trang 136 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học một cách hiệu quả hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 1 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?

Lời giải:

Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.

Khác nhau:

+ Ăn mòn hóa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện

Bài 2 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Câu nào đúng trong các câu sau?

Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:

A. Sự oxi hóa ở cực dương.

B. Sự khử ở cực âm.

C. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

D. Sự oxi hóa ở cực âm sự khử ở cực dương.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 3 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là:

A. Kim loại Zn trong dung dịch HCl.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây Fe trong khí O2.

D. Kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 4 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối tiếp với một đoạn dây nhôm. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại. Giải thích và đưa ra nhận xét.

Lời giải:

Sau một thời gian để trong không khí sợi đây bị đứt ở chỗ nối bên nhôm do nhôm bị ăn mòn diện hóa và đứt ra:

Al đóng vai trò là cực âm Al → Al3+ + 3e

Cu đóng vai trò là cực dương 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Kết quả là nhôm bị ăn mòn và đứt ra

Bài 5 (trang 136 sgk Hóa học 12 nâng cao): Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.

a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.

b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.

Hãy cho biết:

- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.

- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.

Lời giải:

a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.

b. Nêu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

* Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong

Cực âm là Fe: Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e

Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2. Fe(OH)3 → Fe203.nH2O (Gỉ sắt)

* Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài

Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e

Cực âm là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Kết quả là Zn bị ăn mòn.

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 23. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

    Xem thêm