Giải bài tập Hóa 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại

Giải bài tập Hóa học 12: Luyện tập Tính chất của kim loại vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 10 bài tập trong sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 22 Luyện tập Tính chất của kim loại. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.'

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 22

I. Cấu tạo của kim loại

1. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng ít (1, 2, 3e).

2. Cấu tạo tinh thể

Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các elecron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

3. Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

II. Tính chất của kim loại

1. Tính chất vật lí chung

Các kim loại đều dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, có ánh kim là do các electron tự do trong kim loại gây ra.

2. Tính chất hóa học chung

Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):

M → Mn+ + ne.

Nguyên nhân: Các electron hóa trị của nguyên tử kim loại liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử, do đó các kim loại có khả năng nhường electron để tạo thành ion dương.

3. Dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử theo quy tắc α: Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

B. Giải Hóa 12 bài 22 Luyện tập

Bài 1 trang 100 SGK Hóa 12

Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất là:

A. Fe3+.

B. Fe2+.

C. Al3+.

D. Ca2+.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án B.

Bài 2 trang 100 SGK Hóa 12

Kim loại có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lý chung là:

A. Trong tinh thể kim loại có nhiều electron độc thân.

B. Trong tinh thể kim loại có các ion dương chuyển động tự do.

C. Trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do.

D. Trong tinh thể kim loại có nhiều ion dương kim loại.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

Trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do.

Bài 3 trang 100 SGK Hóa 12

Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau, sự khác nhau đó được quyết định bởi đặc điểm nào sau đây?

A. Có khối lượng riêng khác nhau.

B. Có kiểu mạng tinh thể khác nhau.

C. Có mật độ electron tự do khác nhau.

D. Có mật độ ion dương khác nhau.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án C.

Bài 4 trang 100 SGK Hóa 12

Ngâm một lá kim loại Ni trong những dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Hãy cho biết muối nào có phản ứng với Ni. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải bài tập

Niken có thể phản ứng được với các dung dịch muối sau đây:

Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu

Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb

Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag

Bài 5 trang 101 SGK Hóa 12

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.

a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.

b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch Hg4 có các phản ứng

HgSO4 + Zn → Zn4 + Hg

HgSO4 + Sn → Sn4 + Hg

HgSO4 + Pb → Pb4 + Hg

Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.

b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản úng xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓

Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết

Bài 6 trang 101 SGK Hóa 12

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu 1 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 54,5(g)

B. 55,5(g)

C. 56,5(g)

D. 57,5(g)

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án B.

• Cách 1:

Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

x                      x          x

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Mg trong hỗn hợp

số mol H2 là nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)

theo bài ra ta có hệ phương trình

56x + 24y = 20 (1)

x + y = 0,5 (2)

khối lượng muối khan là:

m = mFeCl2 + mMgCl2 = x.(56+71) + y (24 + 71)

m = 56x + 24y + 71(x+y)

m = 20 + 71.0,5 = 55,5 gam

•Cách 2:

Khối lượng muối = m kim loại + m gốc clorua = 20 + 71.0,5 = 55,5 gam

Bài 7 trang 101 SGK Hóa 12

Hòa tan hoàn toàn 0,5 gam hỗn hợp Fe và một kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 đktc. Kim loại hóa trị II đó là kim loại nào sau đây.

A. Mg.

B. Ca.

C. Zn.

D. Be.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án D

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

x                       x            x

M + 2HCl → MCl2 + H2

y                          y           y

gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và M trong hỗn hợp

số mol H2 là nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)

theo bài ra ta có hệ phương trình

56x + My = 0,5 (1)

x + y = 0,05 (2)

từ (2) → x= 0,05 – y

thay vào (1) ta được 56(0,05 – y) + My = 0,5

=> 2,8 - 56y + My = 0,5

2,3 = 56 - My

=> \frac{23}{56 - M}

Ta có 0<y<0,05

y > 0\Leftrightarrow \frac{2,3}{56 - M} > 0\rightarrow 2,3 < 0,05.\left(56 - M\right)

M<10

Trong các kim loại hóa trị II chỉ có Be thỏa mãn do đó M là Be

Bài 8 trang 101 SGK Hóa 12

Cho 16,2 gam kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít khí H2 đktc. Kim loại M là kim loại nào sau đây?

A. Fe.

B. Al.

C. Ca.

D. Mg.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án B.

2M + n/2O2 → M2On (1)

Chất rắn sau phản ứng hòa tan trong HCl thấy có khí thoát ra chứng ở có M dư

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O (2)

M + nHCl → MCln + n/2H2 (3)

Số mol H2: nH2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol

Theo phương trình (1)

nM_{} = \frac{2}{0,5.n}.n_{O2} = \frac{2.0,15}{0,5n} = \frac{0,6}{n}\left(mol\right)

Theo phương trình (3)

n_{M} = \frac{1}{0,5.n}.n_{H_{2}} = \frac{1.0,6}{0,5n} = \frac{1,2}{n}\left(mol\right)

Tổng số mol M là

nM = 0,6/n + 1,2/n = 1,8/n mol

=> M = 9n. Giá trị thỏa mãn n = 3, M = 27 => Kim loại là nhôm

Bài 9 trang 101 SGK Hóa 12

Có 5 mẫu kim loại là Mg, Al, Ba, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 thì có thể nhận biết được những mẫu kim loại nào?

A. Mg, Ba, Ag.

B. Mg, Ba, Al.

C. Mg, Ba, Al, Fe.

D. Cả 5 mẫu kim loại.

Hướng dẫn giải bài tập

Đáp án D.

Bài 10 trang 101 SGK Hóa 12

Cho bột đồng vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 sau phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Cho biết A, B gồm những chất gì? Biết rằng:

Tính oxi hóa : Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+

Tính khử : Cu > Fe2+ > Ag

Hướng dẫn giải bài tập

Trường hợp Cu dư:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2+ 2Ag ↓

Cu + Fe(NO3)3→ Cu(NO3)2+ Fe(NO3)2

Rắn A: Ag, Cu dư

Dung dịch B: Cu(NO3)2, Fe(NO3)2

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

Đánh giá bài viết
3 13.555
Sắp xếp theo

    Giải Hoá 12 - Giải bài tập Hóa 12

    Xem thêm